Những trường hợp không được cưỡng chế thi hành án dân sự

Những trường hợp không được cưỡng chế thi hành án dân sự được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án. Đồng thời, đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch để hạn chế những sai phạm trong thi hành án dân sự. Để nắm rõ về các trường hợp không được cưỡng chế thi hành án, Quý bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật L24H.

Những trường hợp không được cưỡng chế thi hành án

Những trường hợp không được cưỡng chế thi hành án

Thế nào là cưỡng chế thi hành án?

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi 2014, hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án có điều kiện nhưng không thi hành án thì bị cưỡng chế.

Như vậy, cưỡng chế thi hành án dân sự diễn ra sau khi hết thời hạn tự nguyện mà người phải thi hành án không thi hành mặc dù có điều kiện

Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành án

Căn cứ Điều 35 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, quy định về thẩm quyền thi hành án dân sự cụ thể như sau:

Thứ nhất, Thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định của Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện:

  • Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
  • Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
  • Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
  • Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

Thứ hai, Thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định của Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh:

  • Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng địa bàn;
  • Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
  • Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
  • Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
  • Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
  • Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
  • Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
  • Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.

Thứ ba, Thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định của Cơ quan thi hành án cấp quân khu:

  • Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
  • Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn;
  • Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
  • Quyết định dân sự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
  • Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.

Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể thì thẩm quyền thi hành án dân sự thuộc về: cơ quan thi hành án cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thi hành án dân sự

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thi hành án dân sự

>>> Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự

Các trường hợp không được cưỡng chế thi hành án

Thời gian không được cưỡng chế thi hành án

Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định thì không được cưỡng chế thi hành án trong các khoảng thời gian cụ thể như sau:

  • Từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
  • Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
  • Các trường hợp đặc biệt khác.

Trong quá trình thi hành án dân sự cơ quan thi hành án được tiến hành cưỡng chế thi hành án trừ các khoảng thời gian trên theo quy định pháp luật.

Chấm dứt phong tỏa tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 thì chấm dứt phong tỏa tài sản trong những trường hợp sau:

  • Người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án;
  • Cơ quan, tổ chức đã thực hiện xong yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án;
  • Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật này.

Sau khi chấm dứt phong tỏa tài sản thì quyền sử dụng và quản lý tài sản được giao trả lại cho người chủ sở hữu hoặc người được quyền sử dụng tài sản.

Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản

Biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án dân sự được chấm dứt trong 4 trường hợp cụ thể như sau:

  • Việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án;
  • Việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án.Người phải thi hành án, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của Chấp hành viên về việc khai thác tài sản;
  • Người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án;
  • Có quyết định đình chỉ thi hành án.

Như vậy, khi rơi vào 1 trong 4 trường hợp trên thì cơ quan có thẩm quyền chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 109 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014

>>> Xem thêm: Bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật người dân cần làm gì?

Luật sư tư vấn về thi hành án dân sự

Luật sư tư vấn hướng dẫn về thi hành án dân sự

Luật sư tư vấn hướng dẫn về thi hành án dân sự

  • Giải thích nội dung bản án, các quyền lợi và trách nhiệm của các bên đương sự;
  • Hướng dẫn đương sự soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án, chuẩn bị các tài liệu liên quan, hoàn tất các điều kiện để nộp đơn yêu cầu thi hành án;
  • Theo dõi các quyết định của cơ quan thi hành án kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm của chấp hành viên hoặc cơ quan thi hành án dân sự (nếu có);
  • Đại diện cho đương sự theo ủy quyền để tham gia giải quyết việc thi hành án

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Các trường hợp không được cưỡng chế thi hành án dân sự là nội dung mà các đương sự cần nắm rõ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần luật sư tư vấn luật dân sự về thi hành án vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.633.716 để nhận được luật sư dân sự hỗ trợ kịp thời, miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716