Quy định cưỡng chế buộc thực hiện, không thực hiện công việc nhất định

Quy định cưỡng chế buộc thực hiện, không thực hiện công việc nhất định là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định. Để hiểu chi tiết hơn về quy định này tìm hiểu bài viết dưới đây:

Cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định

Cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định

Điều kiện áp dụng cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định.

Cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định được áp dụng khi:

  • Người có nghĩa vụ thi hành nghĩa thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định đã tuyên.
  • Người phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án dù đã hết thời hạn ấn định tự nguyện thi hành.
  • Áp dụng biện pháp cưỡng chế khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.

Lúc này, Chấp hành viên sẽ tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định căn cứ theo Điều 46 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

Cơ sở pháp lý: Điều 39, 44 và Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008

> > > Xem thêm: Những trường hợp không được cưỡng chế thi hành án dân sự

Các biện pháp áp dụng cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định

Các biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định

Các biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định

Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định

Điều 118 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định:

Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên xử lý như sau:

  • Trường hợp công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án chịu;
  • Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Khi hết thời hạn ấn định, có thể áp dụng biện pháp cho người thứ ba thực hiện công việc mà người phải thi hành án phải thi hành. Nếu công việc đó bắt buộc phải do người phải thi hành án thực hiện mà người đó không thực hiện thì tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định

Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Nội dung này được quy định tại Điều 119 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định.

Căn cứ vào Điều 120 Luật Thi hành án dân sự 2008:

  • Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định.
  • Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
  • Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng.
  • Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc

  • Trường hợp người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc theo bản án, quyết định thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, đồng thời ấn định thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người sử dụng lao động thực hiện việc nhận người lao động trở lại làm việc.
  • Hết thời hạn đã ấn định mà người sử dụng lao động không thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
  • Trường hợp không thể bố trí người lao động trở lại làm công việc theo nội dung bản án, quyết định thì người sử dụng lao động phải bố trí công việc khác với mức tiền lương tương đương theo quy định của pháp luật lao động.

Trường hợp người lao động không chấp nhận công việc được bố trí và yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán các chế độ theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc thanh toán để chấm dứt nghĩa vụ thi hành án.

  • Người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động khoản tiền lương trong thời gian chưa bố trí được công việc theo bản án, quyết định, kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi người lao động được nhận trở lại làm việc hoặc được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Cơ sở pháp lý của quy định này là Điều 121 Luật Thi hành án dân sự 2008

> > > Xem thêm: Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự hiện nay

Thẩm quyền quyết định áp dụng cưỡng chế thi hành án

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008, Chấp hành viên có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Bên cạnh đó, thẩm quyền quyết định cưỡng chế của Chấp hành viên cũng được quy định tại điểm 1 khoản 8 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự:

  • Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.
  • Chấp hành viên được áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.

Như vậy, Chấp hành viên là người có thẩm quyền trực tiếp áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không buộc thực hiện công việc nhất định.

 Ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự

 Ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự.

Luật sư tư vấn liên quan đến cưỡng chế buộc thực hiện, không thực hiện công việc nhất định

Liên quan đến biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định. Luật sư Luật L24H có những dịch vụ tư vấn như sau:

  • Hỗ trợ giải thích nội dung của bản án, quyết định của Tòa án
  • Hướng dẫn đương sự soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án dân sự buộc thực hiện công việc việc nhất định;
  • Hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu liên quan, hoàn tất các điều kiện để nộp đơn yêu cầu thi hành án;
  • Hỗ trợ hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị miễn, giảm phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
  • Tư vấn áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định;
  • Tư vấn các trường hợp không phải bị cưỡng chế thi hành án dân sự
  • Hỗ trợ đương sự phát hiện những sai sót của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế.
  • Liên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề thi hành án theo ủy quyền

> > > Xem thêm: Dịch vụ Luật sư giải quyết thi hành án dân sự, tư vấn thi hành án .

Qua bài viết trên, có thể hiểu rõ hơn về việc áp dụng  cưỡng chế buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định trong trường hợp nào và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuộc về Chấp hành viên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bài viết và các quy định liên quan thi hành án dân sự có thể liên hệ với Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí của Luật L24H Hotline: 1900633716 để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.

Scores: 4.6 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 205 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716