Khi nào sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự, các bước thực hiện

Khi nào sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự là câu hỏi pháp lý mà người được thi hành án dân sự quan tâm khi nhận thấy người bị thi hành án không có ý định hợp tác và tự nguyện thi hành án. Trong bài viết này, Luật L24H sẽ cung cấp và giải đáp cho quý vị độc giả các thông tin liên quan đến cưỡng chế thi hành án dân sự như thời gian, trình tự thủ tục và cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành án.

Khi nào cưỡng chế thi hành án dân sự

Khi nào cưỡng chế thi hành án dân sự

Các bước thi hành án Dân sự

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 có thể hiểu thi hành án dân sự là:

  • Các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của tòa án, trọng tài thương mại.
  • Thi hành án dân sự làm đảm bảo bản án/quyết định đã có hiệu lực được thi hành trên thực tế.

Dựa vào Chương III Thủ tục thi hành án Dân sự của Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 có thể nhận thấy trình tự, các bước thi hành án Dân sự gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tòa án, trọng tài, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự

Thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 2: Tòa án, trọng tài, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cấp bản án, quyết định cho đương sự (Điều 27 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 3: Tòa án, trọng tài chuyển giao bản án

Tùy từng loại bản án, quyết định mà cơ quan có nghĩa vụ phải chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 28 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án (Điều 31 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 5: Ra quyết định thi hành án

Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án thực hiện theo quy định của Điều 36 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 6: Gửi quyết định và thông báo về thi hành án (Điều 38, Điều 39 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 7: Xác minh điều kiện

Những cá nhân, tổ chức có quyền xác minh điều kiện thi hành án dân sự bao gồm:

  • Chấp hành viên;
  • Cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở được cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền;
  • Người được thi hành án hoặc người được người thi hành án ủy quyền.

Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của các cá nhân, tổ chức tiến hành xác minh điều kiện nêu trên được quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 8: Thi hành án; Cưỡng chế thi hành án (Nếu cần thiết, Điều 46 và mục 2 Chương IV Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014)

Bước 7: Thanh toán chi phí thi hành án (Điều 47 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 8: Kết thúc thi hành án (Điều 52 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 9: Xác nhận kết quả thi hành án (Điều 53 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014)

Khi nào cưỡng chế thi hành án dân sự?

Căn cứ vào các Điều 9, Điều 45 và Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014:

  • Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. Người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc thông báo hợp lệ quyết định thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định và tiến hành cưỡng chế thi hành án.
  • Ngoài ra, trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án. Chấp hành viên có thể áp dụng chương IV Biện pháp đảm bảo và cưỡng chế thi hành án- Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 ngay lập tức, để đảm bảo quá trình thi hành án.

>>> Xem thêm: Những trường hợp không được cưỡng chế thi hành án dân sự

Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự

Cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự được quy định rõ tại Điều 35 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014:

Bao gồm 3 cơ quan:

Thứ nhất, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện:

Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Thứ hai, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh:

Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định được quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Thứ ba, cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu:

Cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định được quy định tại Khoản 3 Điều 35 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành án dân sự

Cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành án dân sự

Trình tự thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự

Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thi hành án

Việc ra quyết định cưỡng chế thi hành căn cứ vào Điều 45 và Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 2: Xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 44, Điều 44a Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 3: Lập kế hoạch cưỡng chế

Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định về kế hoạch cưỡng chế thi hành án gồm 6 nội dung chính:

  • Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
  • Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
  • Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
  • Phương án tiến hành cưỡng chế;
  • Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
  • Dự trù chi phí cưỡng chế.

Bước 4: Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án

Việc gửi quyết định thi hành cưỡng chế được quy định tại Điều 38 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 5: Thông báo việc cưỡng chế thi hành án

Về cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục thực hiện việc thông báo các Quyết định, văn bản về thi hành án được quy định chi tiết tại

  • Các Điều 39, 40, 41, 42 và Điều 43 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014;
  • Điều 7 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP, ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án Dân sự về thủ tục thi hành án dân sự;
  • Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

Bước 6: Thực hiện thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án (Điều 47 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 7: Tiến hành cưỡng chế thi hành án

Bước 8: Kết thúc thi hành án (Điều 52 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 9: Xác nhận kết quả thi hành án (Điều 53 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014)

>>>Đọc thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự

Chi phí cưỡng chế thi hành án

Dựa vào Khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 có giải thích: Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả.

Tại Điều 73 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự:

Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 73 như sau:

  • Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
  • Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
  • Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 73 cũng quy định những trường hợp người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án:

  • Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
  • Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.

>>>Đọc thêm: Chi phí cưỡng chế thi hành án

Chi phí cưỡng chế thi hành án

Chi phí cưỡng chế thi hành án

Tư vấn về cưỡng chế thi hành án dân sự

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án, cưỡng chế thi hành án dân sự;
  • Tư vấn, giải thích các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong thi hành án, cưỡng chế thi hành án dân sự;
  • Tư vấn, hỗ trợ, đại diện theo ủy quyền trong các công việc với các cơ quan thi hành án;
  • Soạn thảo các văn bản, đơn từ liên quan trong quá trình thi hành án;
  • Thực hiện khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi thân chủ nếu trong quá trình điều tra, thi hành án có phát hiện sai phạm.

>>> Tham khảo thêm về: Bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật người dân cần làm gì?

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Qua một số nội dung trên chúng tôi đã cung cấp cho quý vị độc giả một số kiến thức pháp luật cơ bản liên quan đến thi hành án dân sựcưỡng chế thi hành án dân sự. Quý vị độc giả có thể liên hệ đến với các luật sư chuyên tư vấn luật dân sự của chúng tôi hoặc liên hệ hotline 1900.633.716 để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ một cách tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716