Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án

Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án không đã được pháp luật về thi hành án dân sự quy định khá cụ thể. Việc cưỡng chế thi hành án sẽ làm phát sinh một số chi phí nhất định cần phải được chi trả và khoản phí này người nào phải chịu sẽ được giải đáp cho quý độc giả qua bài viết sau đây.

Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án

Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án

Khi nào bị cưỡng chế thi hành án?

Theo quy định tại Điều 9, Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)  thì việc cưỡng chế thi hành án được tiến hành khi:

  • Hết thời hạn tự nguyện thi hành án.
  • Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.

Theo đó, thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án

Kê biên tài sản thi hành án

Kê biên tài sản thi hành án

Theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) sẽ có một số Biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây:

  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

>> Thao khảo thêm: Cưỡng chế là gì?

Quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án

Chi phí người phải thi hành án phải chịu

Căn cứ khoản 1 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:

  • Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
  • Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi phí thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
  • Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

Chi phí người được thi hành án dân sự phải nộp

Căn cứ khoản 2 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:

  • Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
  • Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.

Chi phí người thứ ba trong thi hành án phải nộp

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 200/2016/TT-BTC, ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự, thì người thứ ba phải chịu các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:

  • Người thứ ba đang quản lý tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá mà bị cưỡng chế thi hành án thì phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP;
  • Người thứ ba là tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.

Chi phí ngân sách Nhà nước chi trả

Căn cứ khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:

>> Thao khảo thêm: Chi phí cưỡng chế thi hành án gồm những khoản nào?

Người phải thi hành án có chịu chi phí cưỡng chế thi hành án không?

Chịu một số chi phí theo luật định

Chịu một số chi phí theo luật định

Như đã đề cập bên trên, người phải thi hành án chỉ chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án được quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

Tư vấn về cưỡng chế thi hành án dân sự

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  • Tư vấn về thẩm quyền cơ quan nhà nước trong việc cưỡng chế thi hành án
  • Tư vấn quy trình thực hiện thi hành án dân sự;
  • Tư vấn biện pháp và thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự;
  • Đại diện theo ủy quyền hoặc luật sư bảo vệ trong các công việc với cơ quan thi hành án.

>> Xem thêm: Tranh chấp tài sản bị cưỡng chế thi hành án

Như vậy, người phải thi hành án có chịu chi phí thi hành án không cũng như một số biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đã được pháp luật quy định khá cụ thể. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần Luật sư dân sự tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài trực tuyến 1900.633.716 để được Luật sư lắng nghe và tận tình giải đáp trực tuyến “miễn phí”.

Scores: 4.5 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716