Bị đe dọa tung ảnh nóng cần làm gì? hướng dẫn cách xử lý kịp thời

Bị đe dọa tung cảnh nóng cần làm gì để xử lý theo đúng quy định pháp luật. Cũng như cách xử lý khi bị tung clip, hình ảnh nhạy cảm như cần phải biết được cách làm đơn khởi kiện, tố giác khi bị tung ảnh nóng để đối phó với trường hợp này. Vậy nên, các quy định liên này đến hành vi trên là vô cùng chặt chẽ đặc biệt là việc xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm.

Làm gì khi bị dọa tung ảnh nóng

Làm gì khi bị dọa tung ảnh nóng

Phải làm gì khi bị đe dọa tung ảnh nóng

Có thể xử lý theo các bước sau:

  • Giữ bình tĩnh, kiểm tra tính xác thực về hình ảnh bị đe dọa : người bị hại cần phải tự trấn an và giữ bình tĩnh, không được quá kích động đối với các yêu cầu của người đe dọa. Không vội tin lời của thủ phạm, việc mất bình tĩnh có thể khiến cho thủ phạm đắc ý và tiếp tục hành vi đe dọa.
  • Thương lượng để kéo dài thời gian phân tán sự tập trung làm cho thủ phạm thủ phạm không cảnh giác : nếu đã xác định được hình ảnh bị đe dọa trên là thật thì nên tỏ thái đội sẵn sàng chấp nhận yêu cầu và hợp tác như mong muốn của thủ phạm đe dọa. Việc này giúp kéo dài thời gian hơn.
  • Kịp thời trình vụ việc lên cơ quan công an : việc này cần phải thực hiện cẩn thận và bí mật để tránh ảnh hưởng đến người bị đe dọa.

>>Tham khảo bài viết: Cần làm gì khi bị tung ảnh, clip nóng lên mạng xã hội

Tố cáo hành vi đe dọa tung ảnh nóng ở đâu?

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bị tung ảnh nóng có thể gửi đơn tố giác tội phạm hoặc tố giác trực tiếp đến Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an cấp huyện hoặc Viện kiểm sát cùng cấp, nơi có tội phạm cư trú hoặc nơi diễn ra hành vi phạm tội.

cần tố cáo ngay khi bị đe dọa tung ảnh nóng

cần tố cáo ngay khi bị đe dọa tung ảnh nóng

>>> Tham khảo thêm về: Mẫu đơn trình báo công an

Hành vi đe dọa tung ảnh nóng bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý . Vậy nên việc sử dụng hình ảnh người khác để đe dọa là vi phạm pháp luật. Có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi sử dụng thông tin nhằm đe dọa, quấy rối, vu khống, xúc phạm uy tín ,danh dự nhân phẩm của người khác điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông in và giao dịch điện tử gồm :

  • Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
  • Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
  • Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
  • Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

>> Xem thêm: Đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng xã hội có đi tù không? 

Xử lý hành vi phạm tội tung ảnh nóng

Xử lý hành vi phạm tội tung ảnh nóng

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Với trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ còn tùy thuộc vào mục đích phạm tội mà người đe dọa có thể bị xử lý hình sự khác nhau:

Nếu việc đe dọa với mục đích để bị hại đưa tiền hoặc tài sản thì người đe dọa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau :

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

>>> Xem thêm về: Tội làm nhục người khác chịu hình phạt như thế nào

Tư vấn hành vi đe dọa tung ảnh nóng

Luật sư xử lý khi bị tung ảnh, clip nóng sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm thông quan công việc sau:

  • Tư vấn xử lý khi bị đe dọa tung ảnh nóng;
  • Soạn thảo hồ sơ tố cáo hành vi đe dọa tung ảnh nóng;
  • Luật sư tư vấn, bảo vệ cho người bị đe dọa trong suốt quá trình giải quyết vụ việc

Hành vi đe dọa tung ảnh nóng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị phạt tù tùy vào mục đích phạm tội . Cùng với đó bị hại cần phải giữ tâm thế bình tĩnh trước những lời đe dọa thách thức của kẻ đe dọa để có thể vượt qua được áp lực tâm lý giải quyết tình hình. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bài viết hay mong muốn được hỗ trợ tư vấn pháp luật hoặc sử dịch vụ luật sư bào chữa, Quý khách có thể liên hệ đến HOTLINE 1900633716 để được Luật sư hỗ trợ trực tuyến miễn phí.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 5 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716