Mẫu đơn tố cáo vu khống xúc phạm danh dự là mẫu đơn được những người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm dùng để tố cáo người có hành vi vu khống và xúc phạm đến danh dự của mình. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định về thủ tục khởi kiện, xử phạt cũng như mẫu đơn để tố cáo hành vi này.
hướng dẫn làm đơn Tố cáo xúc phạm danh dự
Xử lý hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Xử phạt hành chính
Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như sau:
Đối với người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ (điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
Đối với thành viên trong gia đình:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
- Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
(Căn cứ Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Đối với các trường hợp khác: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. (Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Xem thêm: hành vi vu khống này sẽ bị xử lý như thế nào
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau đây:
Tội làm nhục người khác
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xúc phạm người khác có thể bị xử lý theo tội vu khống
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, người có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống.
Mức phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Mức phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xúc phạm người khác trong một số trường hợp đặc biệt
Thứ nhất, tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Mức phạt tối đa là phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với tội danh này.
Thứ hai, tội làm nhục đồng đội
- Căn cứ Điều 397 Bộ luật Hình sự 2015, quy định người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Tham khảo thêm: Tội làm nhục người khác
Mẫu đơn tố cáo vu khống xúc phạm danh dự mới nhất
mẫu đơn tố cáo hành vi vu khống xúc phạm danh dự
Mẫu đơn tố cáo (tố giác) hành vi vu khống, xúc phạm danh dự người khác cũng như những đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác và có một số nội dung chính sau
- Quốc hiệu tiêu ngữ;
- Địa điểm, ngày tháng năm làm đơn;
- Tên đơn;
- Kính gửi
- Thông tin người tố cáo: họ tên, căn cước công dân/hộ chiếu; địa chỉ thường trú, địa chỉ liên hệ, số điện thoại,…
- Thông tin người bị tố cáo: họ tên, căn cước công dân/hộ chiếu; địa chỉ thường trú, địa chỉ liên hệ, số điện thoại (nếu có)
- Nội dung tố cáo: chỉ rõ hành vi tố cáo và cơ sở pháp lý
- Giải trình nội dung tố cáo
- Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;
- Chứng cứ kèm theo nếu có;
- Người làm đơn ký tên
>>> Tải mẫu đơn: Mẫu đơn tố cáo hành vi vu khống xúc phạm danh dự
Tham khảo thêm: Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Thủ tục tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Để tố cáo hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Công dân gửi hồ sơ đến Cơ quan điều tra nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của người bị tố giác
Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Bước 2: Giải quyết tố giác
Căn cứ Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quá trình giải quyết đơn tố giác như sau:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác.
Trường hợp vụ việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định được nêu trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Thủ tục tố cáo xúc phạm danh dự
Luật sư hướng dẫn tố cáo hành vi xúc phạm danh dự người khác
Trường hợp quý khách cần trợ giúp thực hiện tố cáo hành vi xúc phạm danh dự, Luật sư sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn quy định pháp luật về hành vi xúc phạm danh dự người khác.
- Tư vấn về thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết đơn tố cáo.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo.
- Cung cấp mẫu đơn tố cáo theo đúng chuẩn
- Hướng dẫn chuẩn bị, tìm kiếm tài liệu, bằng chứng liên quan cho việc tố cáo.
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
- Theo dõi diễn biến giải quyết hồ sơ và giải quyết những vấn đề phát sinh.
- Tham gia giải quyết làm việc và giải quyết tố cáo với cơ quan có thẩm quyền
- Thu thập các tài liệu chứng cứ có lợi và đưa ra các đánh giá, trình bày ý kiến về chứng cứ để bảo vệ khách hàng
- Tham gia lấy lời khai, đối chất, nhận dạng cùng với khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền, sao chụp các hồ sơ, tài liệu có liên quan
- Trường hợp đưa ra xét xử tại phiên tòa thì luật sư sẽ tham gia tranh tụng; đồng thời có những khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng không đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.
Bài viết đã cung cấp những hướng dẫn liên quan đến quy định về xử phạt hành vi xúc phạm danh dự đến thủ tục tố cáo cũng như mẫu đơn dùng để tố cáo. Nếu cần sự hỗ trợ của luật sư trong việc thực hiện soạn thảo đơn tố cáo hành vi xúc phạm danh dự hoặc cần tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716. Xin cảm ơn.