Chồng mất sớm, con dâu có được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ chồng?

Chồng mất sớm, con dâu có được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ chồng hay không là tùy thuộc vào di chúc để thừa kế và người chồng phải chết sau bố mẹ chồng. Con dâu không phụng dưỡng cha mẹ chồng vẫn thể gián tiếp hưởng thừa kế từ chồng. Luật sư chuyên lĩnh vực hôn nhân gia đình sẽ tư vấn cho Quý khách các trường hợp vợ được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng và hỗ trợ giải quyết tranh chấp di sản đất đai thừa kế.

Vợ có được hưởng di sản của bố mẹ chồng

Vợ có được hưởng di sản của bố mẹ chồng

Con dâu, con rể có thuộc hàng thừa kế theo pháp luật không?

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì 03 hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trong 03 hàng thừa kế theo pháp luật của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ chỉ ghi nhận con đẻ và con nuôi, chứ không ghi nhận con dâu, con rể. Như vậy, con dâu, con rể không thuộc hàng thừa kế pháp luật.

Trường hợp nào chồng chết vợ được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng

Con dâu hưởng tài sản thừa kế của cha mẹ chồng theo di chúc

Người để lại di sản có thể lập di chúc chỉ định bất cứ ai làm người nhận thừa kế di sản của mình. Người nhận di sản theo di chúc có thể là bất kỳ ai, không bắt buộc phải có quan hệ về huyết thống, quan hệ hôn nhân… mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người để lại di chúc. Do đó, nếu trong di chúc của cha mẹ chồng có ghi nhận rằng để lại di sản cho con

>>>Xem thêm: Khi lập di chúc có cần chữ ký của vợ, chồng, con cái không?

Trường hợp con dâu được hưởng thừa kế từ chồng

Pháp luật quy định khi bố, mẹ chồng mất không để lại di chúc thì chia thừa kế theo pháp luật dựa vào hàng thừa kế. Người chồng với vai trò là hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế từ bố mẹ, theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Trong trường hợp người chồng chết sau bố, mẹ mất thì phần di sản người chồng được nhận từ bố, mẹ sẽ gộp lại với tài sản của người chồng trở thành di sản của người chồng để lại. Lúc này người con dâu (là vợ của người chồng đã mất) sẽ được hưởng phần di sản do người chồng được hưởng thừa kế từ bố mẹ trong mọi trường hợp, cụ thể:

  • Trường hợp người chồng để lại di chúc: nếu trong di chúc không để lại cho người vợ thì người vợ vẫn được hưởng một phần di sản vì vợ là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, theo điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015;
  • Trường hợp người chồng không để lại di chúc: thừa kế theo pháp luật – vợ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng di sản.

Quy trình khai nhận di sản thừa kế

Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản: Những người được hưởng di sản thừa kế nộp hồ sơ tới phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản. Hồ sơ bao gồm:

  • Di chúc (nếu có)
  • Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản;
  • Phiếu yêu cầu công chứng.
  • Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết,…).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; giấy tờ khách chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại tài sản.
  • Giấy tờ tùy thân của người thừa kế (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…).
  • Những giấy tờ khác (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,…).

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng 2014

Quy trình khai nhận di sản thừa kế

Quy trình khai nhận di sản thừa kế

Bước 2: Phòng công chứng niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường xã nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 15 ngày. Nếu sau thời gian niêm yết thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế, không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Bước 3: Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.

Tranh chấp tài sản thừa kế từ bố mẹ chồng khi chồng chết.

Các trường hợp có thể yêu cầu để giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế như là:

  • Di chúc không có hiệu lực (do người lập di chúc vào thời điểm lập không đủ tỉnh táo, minh mẫn hoặc bị ép buộc lập di chúc; trong di chúc quy định về điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội…)
  • Việc chia di sản trong di chúc không đảm bảo quyền lợi của các đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mất khả năng lao động.
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan được hưởng di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Người quản lý di sản thừa kế (anh, chị, em của người chồng,…) không thực hiện phân chia di sản, tự ý chiếm đoạt đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu trái luật.

Để giải quyết tranh chấp thừa kế có thể làm thủ tục khởi kiện ra Tòa.

>>> Tham khảo thêm về: Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

>>> Tham khảo thêm về: Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề di sản thừa kế đúng luật

  • Tư vấn thừa kế tài sản theo di chúc cho con dâu hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng.
  • Tư vấn thừa kế tài sản theo pháp luật;
  • Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế; giữa con dâu, con rể với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ;
  • Tư vấn về thừa kế di sản của bố mẹ chồng trong trường hợp chồng chết;
  • Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế;
  • Tư vấn cách thức xác định nghĩa vụ tài sản do người chết để lại;
  • Tư vấn cách thức xác định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản;
  • Tư vấn xác định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (nếu có);
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.

Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề di sản thừa kế đúng luật

Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề di sản thừa kế đúng luật

Vì không thuộc hàng thừa kế pháp luật nên con dâu muốn thừa kế di sản của bố mẹ chồng cần thông qua di chúc hoặc thừa kế tài sản của chồng trong trường hợp chồng chết sau bố mẹ. Nhiều trường hợp theo di chúc người con dâu vẫn được hưởng phần thừa kế nhưng do mối quan hệ gia đình không tốt dẫn đến khi chia tài sản thừa kế có người không đồng ý cho họ nhận. Hiểu được vấn đề này, Luật L24H mang đến dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp di sản cũng như các vấn đề liên quan khác, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 để được tư vấn luật thừa kế  nhanh chóng.

Một số bài viết về thừa kế bạn đọc có thể quan tâm:

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716