Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng nhanh, Luật sư hướng dẫn

Lừa đảo qua mạng là vấn đề nhức nhối hiện nay, khiến nhiều người mất tiền oan uổng. Nếu bạn vô tình trở thành nạn nhân, đừng lo lắng! Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng một cách chi tiết. Điều quan trọng nhất là bạn cần hành động nhanh chóng thực hiện các bước cần thiết như trình báo cơ quan công an, nộp đơn tố cáo hoặc Gọi điện đến Đường dây nóng Phòng An ninh mạng cung cấp đầy đủ thông tin về vụ lừa đảo. Luật L24H sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước thực hiện, thu thập bằng chứng, soạn thảo đơn từ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền điều tra giải quyết vụ việc thu hồi lại tiền lừa đảo kịp thời, hiệu quả.

Lừa tiền qua mạng

Lừa tiền qua mạng

Khi bị lừa tiền qua mạng thì xử lý như thế nào?

Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng. Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này

Có ba cách để xử lý khi bị lừa tiền qua mạng là:

  • Cách 1: Gọi điện đến Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053
  • Cách 2: Tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an
  • Cách 3: Phản ánh đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thông qua hòm thư: online.abei@mic.gov.vn hoặc qua wesbite: http://tingia.gov.vn hoặc gọi đến số tổng đài 18008180

Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Tham khảo thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu

Trình tự, thủ tục tố cáo lừa đảo qua mạng

Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng gồm những gì?

  • Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân gắn chip của bị hại (bản sao công chứng);
  • Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).

Cách lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng

Cách lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng

Quy trình xử lý đơn tố cáo

  • Tiếp nhận, phân loại xử lý tố cáo theo quy định tại điều 10 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
  • Kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này
  • Người giải quyết tố cáo ban hành quyết định xác minh nội dung tố cáo. Trường hợp người giải quyết tố cáo không trực tiếp tiến hành xác minh thì ra quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung tố cáo, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
  • Người giải quyết tố cáo làm việc với người tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo. Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
  • Người giải quyết tố cáo làm việc với người bị tố cáo, yêu cầu giải trình về những nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo. Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa rõ, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về các vấn đề còn chưa rõ, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
  • Người giải quyết tố cáo ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
  • Người giải quyết tố cáo trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
  • Khi thời hạn xác minh nội dung tố cáo đã hết, nhưng nội dung xác minh chưa thực hiện xong thì người giải quyết tố cáo xem xét gia hạn thời hạn xác minh. Thời hạn gia hạn xác minh không vượt quá thời hạn giải quyết tố cáo, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
  • Kết thúc xác minh, người được phân công xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và đề xuất hướng giải quyết, theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
  • Ban hành quyết định giải quyết tố cáo, theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT

Mẫu đơn trình báo công an về tội lừa đảo qua mạng

Mẫu đơn trình báo lừa đảo qua mạng

Mẫu đơn trình báo lừa đảo qua mạng

>>>Click để tải: Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng

Hướng dẫn viết đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng

Đề việc viết đơn được đúng thì cần trình bày rõ ràng,,cụ thể, đảm bảo tính đúng đắn và đầy đủ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Cơ quan nhận đơn tố cáo: căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
  • Họ tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ của người tố cáo, số điện thoại, địa chỉ email (nếu có) của người tố cáo;
  • Người bị tố cáo (họ và tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ) và các thông tin khác có liên quan. Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác minh, điều tra, xem xét, xử lý chủ thể có hành vi vi phạm.;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Nội dung cụ thể sự việc (nếu tóm tắt diễn biến sự việc dẫn đến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản), hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì (người bị hại bị thiệt hại những tài sản gì);
  • Nêu căn cứ pháp lý xác định hành vi ;
  • Các chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo phải được ghi rõ ràng, chính xác vì đây là nội dung để đơn trình báo được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thụ lý đơn.
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

>>> Xem thêm: Tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào?

Luật sư tư vấn tố cáo lừa đảo qua mạng

  • Tư vấn hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng;
  • Tư vấn, soạn thảo đơn tố cáo;
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị tố cáo;
  • Đại diện theo ủy quyền để tham gia làm việc, trích lục hồ sơ chứng cứ bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ;
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong suốt quá trình diễn ra việc giải quyết tố cáo và tranh tụng ở Tòa án.

Lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng là một quá trình phức tạp qua nhiều bước. Tuy nhiên, nếu bạn hành động nhanh chóng, Luật L24H đồng hành cùng bạn, tư vấn các bước thực hiện chuẩn xác, hỗ trợ soạn thảo đơn từ, đại diện ủy quyền thực hiện làm việc với cơ quan có thẩm quyền giải quyết giúp bạn lấy lại số tiền bị lừa qua mạng nhanh chóng, hiệu quả. Liên hệ Luật sư tư vấn Luật L24H tư vấn trực tuyến miễn phí qua tổng đài 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời.

Một số bài viết liên quan đến hành vi lừa đảo qua mạng và cách xử lý bạn đọc có thể quan tâm:

Scores: 4.45 (70 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

One thought on “Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng nhanh, Luật sư hướng dẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716