Người bị thi hành án trả nợ nhưng bỏ trốn phải làm sao?

Người bị thi hành án trả nợ nhưng bỏ trốn bên cạnh phải đối mặt với việc xem xét có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội không thi hành án hay không. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đối với người bị thi hành án cũng sẽ được xem xét. Để trả lời cho vấn đề trên, Luật sư của Luật L24H sẽ cung cấp cho mọi người các quy định pháp luật liên quan.

Người bị thi hành án trả nợ nhưng bỏ trốn

Người bị thi hành án trả nợ nhưng bỏ trốn

Nghĩa vụ của bên phải thi hành án trả nợ

Người phải thi hành án trả nợ có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;
  • Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;
  • Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
  • Chịu chi phí thi hành án theo quy định.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 7a Luật thi hành án dân sự số 2008 sửa đổi bổ sung 2022.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự đơn giản là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự đã được xác định trong án quyết. Mặc dù tự nguyện thi hành là biện pháp ưu tiên, nhưng nếu người phải thi hành án trốn tránh hoặc trì hoãn, cơ quan thi hành án có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự bao gồm:

  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Cơ sở pháp lý: Điều 71 Luật thi hành án dân sự.

>>> Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự

>>> Xem thêm: Những trường hợp không được cưỡng chế thi hành án dân sự

Người thi hành án trả nợ bỏ trốn cần phải làm gì?

  • Người thi hành án trả nợ nếu có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành án dân sự.
  • Như vậy, khi gặp phải việc người phải thi hành án trả nợ nhưng bỏ trốn, bạn có thể làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để đề nghị thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
  • Đồng thời, nếu trong trường hợp xác định người phải thi hành án trả nợ không có mặt tại địa phương nơi cư trú thì chỉ cần thực hiện việc thông báo trên báo chí trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hai lần trong 02 ngày liên tiếp.
  • Sau khi thực hiện việc thông báo như trên, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên tài sản để đảm bảo việc thi hành án.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 43 Luật thi hành án dân sự.

 

Kê biên tài sản người phải thi hành án trả nợ bỏ trốn

Kê biên tài sản người phải thi hành án trả nợ bỏ trốn

>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Không chấp hành thi hành án có thể bị xử lý tội gì?

Người không chấp hành thi hành án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội không chấp hành án theo Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Theo đó, người phải thi hành án có đủ điều kiện nhưng cố ý không chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật sẽ có thể bị xử lý hình sự.

Các hành vị vi phạm thường gặp của tội không chấp hành án bao gồm:

  • Không giao nộp tài sản mà Tòa án ra quyết định kê biên thực hiện thi hành án.
  • Không thực hiện bồi thường thiệt hại theo quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Tẩu tán các loại tài sản, bỏ trốn khỏi nơi cư trú… nhằm không thực hiện bản án.

Như vậy, người phải thi hành án nhưng không thi hành hay bỏ trốn là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến cơ quan tố tụng, cơ quan thi hành án và người được thi hành án nên người không chấp hành án sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

>>> xem thêm: Vi phạm việc không thi hành án hành chính lần đầu có bị phạt hình sự.

Cấu thành của tội không thi hành án

Việc xem xét các yếu tố cấu thành của tội không thi hành án để nhận biết, xác định một người có phải là tội phạm của tội không thi hành án hay không. Các cấu thành của tội không thi hành án bao gồm: khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan.

Khách thể

Khách thể của tội phạm không chấp hành án đã xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án và xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Đối tượng bị tác động của tội phạm không chấp hành án là các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, gồm các bản án về hình sự, dân sự,…

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm không chấp hành án là hành vi tuy có điều kiện thi hành án nhưng không chấp hành án, có thể hiểu là không làm một việc mà có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, mà dấu hiệu bắt buộc đó là đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết như: quyết định kê biên tài sản, niêm phong tài sản hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi không chấp hành án.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đang sống, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hay vô ý, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ 16 tuổi trở lên.

Chủ thể của tội phạm không chấp hành án là những người có nghĩa vụ trong việc chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm, do cố ý, đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật mà vẫn không chấp hành. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Cấu thành của tội phạm không chấp hành án

Cấu thành của tội phạm không chấp hành án

Tư vấn về thi hành án và cưỡng chế thi hành án dân sự

Khi gặp tình huống người phải thi hành án trả nợ nhưng bỏ trốn, các bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của Luật L24H để nhận được các hỗ trợ pháp lý sau:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án dân dân sự.
  • Tư vấn các thủ tục xin thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật.
  • Đại diện theo ủy quyền trong các công việc với cơ quan thi hành án
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn tố giác tội phạm

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Trên đây là bài viết của chúng tôi về cách xử lý khi người bị thi hành án trả nợ nhưng bỏ trốn và các quy định liên quan đến tội không chấp hành án. Nếu còn có thắc mắc về thi hành án dân sự, cần Luật sư tư vấn luật dân sự của Luật L24H tư vấn các vấn đề trong Luật thi hành án dân sự, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí hotline 1900.633.716 để được tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.8 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,954 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716