Bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật người dân cần làm gì?

 Bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật người dân có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính dựa trên tình huống thực tế vụ việc. Theo đó thủ tục khiếu nại được thực hiện theo quy định pháp luật khiếu nại. Theo đó người dân phải chuẩn bị hồ sơ, đơn từ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách xử lý khi bị cơ quan nhà nước cưỡng chế đất.

Cưỡng chế thu hồi đất

Cưỡng chế thu hồi đất phải được tiến hành đúng pháp luật

Cưỡng chế thu hồi đất trái luật là gì?

Cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật là hành vi hành chính do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Do đó, khi người dân bị xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện để yêu cầu giải quyết. Điều này đã được ghi nhận tại khoản Điều 204 Luật Đất đai 2013 như sau:

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Như vậy, khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái phép, người dân có thể khiếu nại hoặc khởi kiện để yêu cầu giải quyết quyền lợi

Quy định về cưỡng chế thu hồi đất theo Luật đất đai 2013

Căn cứ cưỡng chế thu hồi đất

Cưỡng chế thu hồi đất là việc là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành.

Như vậy, để cưỡng chế thu hồi đất cơ quan có thẩm quyền cần có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền trước đó và người có đất thu hồi không chấp hành quyết định này.

Những trường hợp được thu hồi đất

Nhà nước quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Trường hợp nào được cưỡng chế thu hồi đất

Theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Quyết định cưỡng chế  thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Các trường hợp không được cưỡng chế thu hồi đất

Tại Khoản 2 Điều 71 Luật đất đai 2013 đã quy định về những điều kiện để tiến hành thực hiện quyết định thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, theo đó, khi những trường hợp khác không đáp ứng đầy đủ những điều kiện tại khoản 2 Điều 71 vừa nêu trên thì những trường hợp này sẽ không được cưỡng chế thu hồi đất.

Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Căn cứ theo khoản 4 Điều 71 Luật Đất Đai 2013, trình tự thủ tục được thực hiện như sau:

  • Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
  • Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
  • Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

>>> Xem thêm về: Thủ tục cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Người dân cần làm gì khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật.

Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật là hành vi hành chính do người, cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Do đó, khi người dân bị hành vi hành chính trái luật này xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện để yêu cầu giải quyết.

Khiếu nại quyết định, hành vi cưỡng chế thu hồi đất

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013, UBND cấp huyện là cơ quan tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. Trình tự, thủ tục khiếu nại hành vi cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật tuân theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 như sau:

  • Khi có căn cứ cho rằng hành vi cưỡng chế thu hồi đất là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn mà không được giải quyết thì khiếu nại lần 2 đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh

>>> Tham khảo thêm về trường hợp: Khiếu nại về bồi thường thu hồi đất

Thời gian khiếu nại được giải quyết

Đối với Khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu Nại 2011:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Đối với khiếu nại lần 2, theo quy định Điều 37 Luật Khiếu Nại 2011:

  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Khởi kiện quyết định, hành vi cưỡng chế thu hồi đất

Khi nào được khởi kiện quyết định, hành vi cưỡng chế thu hồi đất

Theo Điều 115 Luật Tố tụng Hành chính 2015 Quyền khởi kiện vụ án

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó
  • Đơn khiếu nại đã được gửi đến người có thẩm quyền để giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết
  • Đơn khiếu nại đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

>>> Click tải: Mẫu đơn khiếu nại quyết định cưỡng chế đền bù đất đai

Hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính gồm:

  • Đơn khởi kiện phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính 2015
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;
  • Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
  • Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
  • Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện).
  • Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).
  • Người khởi kiện phải nộp 02 bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ theo Điều 31 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án

Như vậy đối với hành vi cưỡng chế thu hồi đất trái luật của UBND cấp huyện thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện cưỡng chế thu hồi đất trái luật

Tòa án cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện cưỡng chế thu hồi đất trái luật

Cách nộp đơn khởi kiện

Theo Điều 119 Luật Tố tụng Hành chính 2015

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính

Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí

Căn cứ theo Điều 55 Luật tố tụng hành chính 2015, người khởi kiện có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí khi khởi kiện

Mức tạm ứng án phí là 300.000 VND theo khoản 3 Điều 7 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, Mục A số thứ tự III.1 Danh mục án phí, lệ phí Tòa án (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14)

Luật sư tư vấn khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật

Luật sư tư vấn khi người dân bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật

Luật sư tư vấn khi người dân bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật

Luật sư thực hiện các công việc sau để tư vấn cho khách hàng khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật:

  • Luật sư tư vấn cho khách hàng căn cứ thu hồi đất, các trường hợp được cưỡng chế thu hồi đất.
  • Luật sư tư vấn khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật, xác định hành vi cưỡng chế trái luật
  • Tư vấn cho khách hàng thu thập căn cứ chứng minh hành vi cưỡng chế thu hồi đất trái luật
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khiếu nại, khởi kiện, thời hiệu khiếu nại, khởi kiện, điều kiện khiếu nại, khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi nhà đất gửi đến cơ quan có thẩm quyền, khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tham vấn cho khách hàng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp hành chính;

Hiện nay tranh chấp giữa cơ quan nhà nước và người dân khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trái luật càng phổ biến. Theo đó người dân cần có kiến thức nhất định về bồi thường và quy định cưỡng chế đất để tránh bị xâm hại quyền lợi. Hiểu được khó khăn này, Luật L24H cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng nhằm hỗ trợ khi khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính quyết định cưỡng chế trái pháp luật. Hãy liên hệ luật sư tư vấn luật đất đai , tư vấn luật hành chính qua số hotline 1900.633.716 để được tư vấn chi tiết hơn.

Một số bài viết liên quan cưỡng chế thu hồi đất có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.6 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716