Quy định thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án dân sự

Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án dân sự đảm bảo cho việc thanh toán tiền thi hành án dân sự được thực hiện theo thứ tự luật định nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể liên quan. Để hiểu hơn các quy định pháp luật liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án dân sự cũng như việc thanh toán khoản tiền này trong một số trường hợp, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án dân sự

Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án dân sự

Thứ tự ưu tiên thanh toán tiền thi hành án dân sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), số tiền thi hành án được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  • Chi phí thi hành án;
  • Chi phí thuê nhà 01 năm trong trường hợp tại khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự 2008;
  • Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
  • Án phí, lệ phí Tòa án;
  • Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

Như vậy, thứ tự thanh toán tiền thi hành án dân sự được thực hiện như trên, trong trường hợp thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản (theo khoản 4 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008).

>>> Xem thêm: Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án

Chi phí thanh toán tiền thi hành án dân sự

Chi phí thanh toán tiền thi hành án dân sự

Quy định về thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án dân sự trong một số trường hợp

Trường hợp có nhiều người được thi hành án

Đối với trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo quy định tại khoản 2  Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:

  • Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)
  • Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án (theo điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008);
  • Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó;

Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán;

  • Sau khi thanh toán xong, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Đối với trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thì việc thanh toán được thực hiện theo quy định tại khoản 3  Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:

  • Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 Thi hành án dân sự 2008.
  • Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Trường hợp xử lý thi hành án về phá sản

Căn cứ Điều 54 Luật Phá sản 2014, thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thực hiện như sau:

  1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
  1. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản nêu trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
  • Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
  • Thành viên của Công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm phí cưỡng chế thi hành án dân sự.

Hình thức và thời hạn thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án dân sự

Về hình thức thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án dân sự:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTP ngày 14/8/2023 của Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể về thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án, việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án dân sự được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

Một là, đương sự trực tiếp đến nhận tiền tại trụ sở cơ quan thi hành án

Hai là, đương sự ủy quyền cho người khác nhận thay.

  • Người được ủy quyền nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp và xuất trình tài khoản định danh điện tử hoặc một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTP.

Ba là, đương sự đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản.

  • Đương sự phải có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Đơn đề nghị ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nhận tiền, thông tin số tài khoản nhận tiền (trong trường hợp đề nghị chuyển khoản). Đơn đề nghị được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.
  • Trên cơ sở đơn đề nghị của đương sự, Chấp hành viên đề nghị kế toán lập phiếu chi và thực hiện gửi tiền cho đương sự qua bưu điện hoặc chuyển khoản.
  • Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào số tiền họ được nhận.

Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế cử người đại diện hợp pháp đến nhận tiền thi hành án quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ thì người nhận tiền phải xuất trình văn bản chứng minh cho việc đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền và tài khoản định danh điện tử hoặc một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTP.

Về thời hạn thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án dân sự:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTP., khoản 5 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì thời hạn thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án dân sự được quy định như sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài sản thi hành án, Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008.
  • Chấp hành viên sẽ thông báo cho đương sự đến nhận tiền, tài sản.
  • Trường hợp đương sự không đến nhận thì tiền, tài sản đó được xử lý theo quy định tại Điều 126 Luật Thi hành án dân sự 2008.

Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thu tiền, tài sản thi hành án, giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án theo thứ tự và thu phí thi hành án theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc thanh toán tiền, trả tài sản được thực hiện theo một trong các hình thức tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTP.

Xem thêm: Trường hợp nào được miễn, giảm phí thi hành án dân sự

Luật sư tư vấn về thanh toán tiền thi hành án dân sự

Dịch vụ tư vấn về thanh toán tiền thi hành án dân sự có phạm vi nội dung công việc như sau:

  • Tư vấn các vấn đề về chi phí thi hành án dân sự và thanh toán tiền thi hành án dân sự.
  • Tư vấn về thứ tự ưu tiền thanh toán tiền thi hành án dân sự
  • Tư vấn về thứ tự ưu tiền thanh toán tiền thi hành án dân sự đối với trường hợp phá sản doanh nghiệp, hộ kinh doanh
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tài liệu liên quan;
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thanh toán tiền thi hành án dân sự và các vấn đề liên quan.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Luật sư tư vấn về thanh toán tiền thi hành án dân sự

Luật sư tư vấn về thanh toán tiền thi hành án dân sự

Bài viết trên đã tư vấn khái quát về thứ tự thanh toán tiền thi hành án dân sự và việc thanh toán tiền thi hành án dân sự trong một số trường hợp. Nếu quý khách muốn gặp luật sư tư vấn luật dân sự hỗ trợ hay sử dụng dịch vụ luật sư dân sự hỗ trợ các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900633716 để được hỗ trợ nhanh chóng. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,937 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716