Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự, tư vấn thi hành án

Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự sẽ giúp cho quá trình thi hành án diễn ra nhanh chóng và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Kỹ năng của luật sư làm việc chuyên nghiệp, trình độ chuyên sâu, giúp khách hàng giải quyết trọn vẹn những khó khăn khi thi hành án. Để quý nắm rõ hơn về dịch vụ giải quyết thi hành án dân sự, Luật L24H sẽ cung cấp những thông tin liên quan thông qua bài viết dưới đây.

Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự

Thời hiệu yêu cầu thi hành án

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định thời hiệu thi hành án:

  • Thời hiệu 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
  • Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn
  • Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn

Thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

Nếu người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Như vậy, trong thời hiệu yêu cầu thi hành án nếu không yêu cầu thì sau thời hạn này, người được thi hành án mất quyền yêu cầu.

>>> Xem thêm: Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án có thể yêu cầu thi hành án không

Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án

Căn cứ Điều 31 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về việc tiếp nhận, từ chối thi hành án như sau:

Người yêu cầu thi hành án dân sự tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức: nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự; hoặc gửi đơn qua bưu điện.

Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu

Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm nhận đơn yêu cầu thi hành án, phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn.

Đối với trường hợp từ chối yêu cầu thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án, cụ thể các trường hợp sau:

  • Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định;
  • Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
  • Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
  • Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án

Ra quyết định thi hành án

Ra quyết định thi hành án

Ra quyết định thi hành án

Căn cứ Điều 36 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 Thẩm quyền ra quyết định thi hành án thuộc về Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi có yêu cầu thi hành án.

Tuy nhiên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định bao gồm:

  • Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
  • Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;
  • Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
  • Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Như vậy, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyết quyết định thi hành án khi có yêu cầu hoặc do Thủ trường chủ động trong một số trường hợp luật quy định.

Gửi quyết định, thông báo về thi hành án

Căn cứ theo Điều 38 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:

  • Gửi quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp Luật thi hành án năm 2008 có quy định khác.
  • Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.

Căn cứ Điều 39 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, thông báo thi hành án phải trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

Thông báo về thi hành án thông qua 3 hình thức cụ thể sau đây:

  • Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
  • Niêm yết công khai;
  • Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng

>>> Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự

Xác minh điều kiện thi hành án

Căn cứ theo quy định Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Thời hạn xác minh:

  • Người thi hành án chưa đủ điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần
  • Người thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần
  • .Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới

Thi hành án, thanh toán tiền thi hành án

Căn cứ Điều 47 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, sau khi trừ phí thi hành án, thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

  • Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
  • Án phí, lệ phí Tòa án;
  • Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định

>>> Xem thêm: Ai phải chi trả chi phí xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Những bất cập và hạn chế khi thi hành án dân sự

  • Thời gian kéo dài: Quá trình thực hiện án dân sự thường diễn ra chậm chạp, kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt khi có sự cố hoặc các vụ kiện phức tạp. Điều này gây khó khăn cho các bên liên quan và làm giảm tính công bằng của quy trình tư pháp.
  • Nguy cơ thực hiện án bất công: Trong quá trình thực hiện án, có thể xảy ra sai sót hoặc thiếu sót trong việc tư vấn hoặc giám định của các bên liên quan, gây ra sự bất công cho một bên. Việc đảm bảo công bằng và minh bạch trong thực hiện án đôi khi không được đảm bảo đầy đủ.
  • Khó khăn trong việc thu hồi tài sản: Trong trường hợp phải thu hồi tài sản theo án dân sự, việc thực hiện này có thể gặp nhiều khó khăn. Điều này do quy trình thu hồi tài sản phức tạp, và người bị kết án có thể trốn tránh trách nhiệm tài sản.
  • Chi phí cao: Thực hiện án dân sự có thể gây ra chi phí lớn đối với các bên liên quan, bao gồm phí luật sư, phí tư pháp, phí xét xử và các chi phí liên quan khác. Điều này có thể làm cho việc bảo vệ quyền lợi trở nên khó khăn đối với người có tài chính hạn chế.

Những bất cập và hạn chế này đòi hỏi sự cải tiến trong hệ thống pháp luật và quy trình thực hiện án dân sự để đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và minh bạch của quá trình này.

Vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án dân sự

  • Luật sư thi hành án dân sự là người có hiểu biết pháp luật và giúp đỡ về mặt pháp lý trong các vấn đề liên quan đến pháp luật, đặc biệt là tại tòa án. Thực tế cho thấy, sự tham gia của các luật sư thi hành án dân sự trong quá trình tố tụng không những đảm đảm tốt hơn quyền lợi hợp pháp mà còn giúp đương sự phát hiện, sửa chữa những sai sót.;
  • Ngoài việc thi hành án dân sự, luật sư còn giúp đàm phán, thuyết phục, giúp các bên thương lượng, hòa giải và tự nguyện thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Giảm thiểu sự cần thiết phải dựa vào sự can thiệp của tòa án, trọng tài và các biện pháp cưỡng chế.
  • Khi luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án dân sự, luật sư có thể tư vấn hoặc trực tiếp đi xác minh theo sự ủy quyền về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án dân sự, đề nghị áp dụng những biện pháp như phong tỏa tài sản, kê biên nhằm tránh tình trạng tẩu tán tài sản giúp hạn chế tối đa tình trạng đã ra quyết định thi hành án dân sự nhưng người thi hành án dân sự không có tài sản để thi hành.
  • Với kiến ​​thức chuyên môn và pháp luật của mình, luật sư có đóng góp rất nhiều để đảm bảo quá trình thi hành án được khách quan nhất có thể và đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Luật L24H cung cấp các dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án sau:

Tư vấn và lên phương án thi hành án

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền và nghĩa vụ có liên quan;
  • Tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục thi hành án, thẩm quyền và thời hiệu thi hành án;
  • Tư vấn xác định các điều kiện để thi hành án;
  • Tư vấn, hỗ trợ các biện pháp bảo đảm cho việc thi hành án, cưỡng chế thi hành án…
  • Tư vấn, hướng dẫn tố cáo, khiếu nại, và kháng nghị trong thi hành án dân sự;

Soạn thảo đơn từ, văn bản

  • Soạn thảo đơn từ yêu cầu thi hành án dân sự;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế, đảm bảo thi hành án; Đơn yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ
  • Soạn thảo đơn đề nghị giảm và miễn phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về các điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Soạn thảo đơn Khiếu nại, tố cáo về việc thi hành án khi có đủ căn cứ theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Trường hợp nào được miễn, giảm phí thi hành án dân sự

Nhận ủy quyền thi hành án

  • Luật sư nhận ủy quyền khách hàng thực hiện các yêu cầu về thi hành án dân sự; hay những công việc khác liên quan trong quá trình thi hành án để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
  • Xác minh, thu thập chứng cứ

Giải quyết thi hành án dân sự cần làm theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Việc nắm rõ những kiến thức pháp luật thi hành án dân sự sẽ bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất . Nếu có nhu cầu luật sư tư vấn luật dân sự hoặc sử dụng dịch vụ luật sư dân sự hỗ trợ giải đáp các vấn đề về thi hành án dân sự vui lòng liên hệ Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (33 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 208 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716