Tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Tư vấn luật sở hữu trí tuệ là dịch vụ cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, bao gồm các quy định về sáng chế bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, kiểu dáng, logo, nhãn hiệu..phòng chống xâm phạm. Nếu Quý khách đang có nhu cầu tư vấn về luật sở hữu trí tuệ xin vui lòng liên hệ ngay đến số tổng đài 1900633716 của văn phòng luật L24H để được các luật sư giỏi, có nhiều kinh nghiệm tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ một cách nhanh chóng. 

Tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Các vấn đề về sở hữu trí tuệ cần lưu ý

  • Các đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022): quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng.
  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (Khoản 2, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009)
  • Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. (khoản 3, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009)
  • Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (khoản 4, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009).
  • Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu (khoản 5, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009). Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
  • Khi đã bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước, các quyền đó có được bảo hộ tự động ở nước ngoài không? Điều quan trọng cần phải lưu ý rằng quyền sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ”, nghĩa là chúng thường được bảo hộ trong lãnh thổ một nước hoặc trong lãnh thổ một khu vực nơi đăng ký và nhận được sự bảo hộ.

Vì vậy, khi đã nộp đơn đăng ký bảo hộ hợp pháp ở thị trường nội địa thì không tự động mang lại sự bảo hộ ở thị trường xuất khẩu, trừ khi các quyền đó đã được đăng ký và được cấp bởi cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường xuất khẩu liên quan. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ như ở một số nước, nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng; một số quyền không yêu cầu tuân thủ các thủ tục hành chính để có được sự bảo hộ như quyền tác giả và quyền liên quan.

Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cần làm gì?

Xác định tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ và thu thập chứng cứ, chứng minh

  • Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ cho các đối tượng đã đăng ký bảo hộ và còn hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Hãy chắc chắn rằng việc đăng ký bảo hộ là hợp pháp và còn thời gian hiệu lực.
  • Thu thập thông tin, chứng cứ là khâu rất quan trọng, bởi lẽ đây là căn cứ để chứng minh bên vi phạm đang có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chứng cứ vi phạm có thể là hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường, thông tin chủ thể vi phạm, thiệt hại (nếu có),..Đồng thời, chủ sở hữu quyền cần theo dõi xem chủ thể vi phạm có hành vi đăng ký bảo hộ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xem xét cấp đăng ký cho đối tượng sở hữu trí tuệ tương tự gây nhầm lẫn thì có các biện pháp kịp thời để ngăn chặn, khiếu nại, hoặc yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Giám định hành vi vi phạm

Giám định hành vi vi phạm tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ khách quan nhất để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Gửi thư cảnh cáo đến bên vi phạm

  • Trong trường hợp kết luận giám định cho thấy rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ quyền đã được bảo hộ của mình bằng cách liên hệ trực tiếp trao đổi, gửi thư cảnh báo với nội dung yêu cầu chấm dứt ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; nêu rõ hệ quả của việc không chấm dứt hành vi xâm phạm.
  • Đây có thể coi là biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu quyền, mang tính chất thỏa thuận, giáo dục và bảo mật được thông tin trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo vệ không mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc nên không mang lại hiệu quả cao.

Thực hiện các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Biện pháp hành chính bao gồm hình thức xử phạt hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu hàng hóa, đình chỉ kinh doanh) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Thủ tục giải quyết bằng biện pháp hành chính khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, chi phí, quá trình giải quyết nhanh nhưng chủ thể bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại, không bảo mật được thông tin và chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe quy mô nhỏ.

Căn cứ theo Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2022).

  • Biện pháp dân sự bao gồm các biện pháp: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, để giải quyết bằng biện pháp này, chủ thể bị xâm phạm phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể xâm phạm. Trong một số trường hợp thì việc chứng minh này là không hề đơn giản.

Căn cứ theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019).

  • Biện pháp hình sự là biện pháp xử lý áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, thủ tục, quá trình xử lý rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí, không bảo mật được thông tin, mang tác dụng không tốt đối với lợi ích của chủ sở hữu.

Căn cứ theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022).

  • Nhận thấy các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Chính vì vậy, cần xác định rõ mức độ vi phạm của hành vi xâm phạm quyền để lựa chọn biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

Tại sao cần Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ?

  • Được tư vấn cụ thể về các hành vi xâm phạm và dấu hiệu nhận biết khi bị xâm phạm
  • Được tư vấn về các biện pháp xử lý có thể được áp dụng đối với các hành vi vi phạm
  • Được tư vấn về các phương án giải quyết tối ưu trong vụ việc cụ thể

Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ theo sự vụ

  • Tư vấn các vấn đề về đăng ký bản quyền: phần mềm máy tính, tài liệu quảng cáo, quyền phát sóng,…
  • Tư vấn về quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam và nước ngoài…;
  • Tư vấn các thủ tục giải quyết vi phạm bản quyền; sáng chế, nhãn hiệu; bí mật kinh doanh; cạnh tranh không lành mạnh.
  • Tư vấn về cách bảo mật bí mật kinh doanh và các thông tin mật khác trong hoạt động hằng ngày và trong các giao dịch cụ thể: hợp đồng, thỏa thuận bảo mật,…
  • Tư vấn phương hướng thương lượng; thỏa thuận giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn khởi kiện, khiếu nại, tố cáo các quyết định, hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn các vấn đề khác theo yêu cầu khách hàng
  • Ngoài ra, còn có dịch vụ soạn thảo đơn từ, văn bản và các dịch vụ pháp lý ngoài tư vấn

Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ thường xuyên cho doanh nghiệp

  • Tư vấn, soạn thảo đơn từ và các thủ tục khác theo yêu cầu khách hàng bao gồm:
  • Các thủ tục hành chính: đăng ký văn bằng bảo hộ, đăng ký bản quyền,…
  • Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, thương hiệu, cạnh tranh không lành mạnh,… trong quá trình hoạt động kinh doanh
  • Đại diện doanh nghiệp lên phương án và tham gia tố tụng, đàm phán, thương lượng
  • Liên hệ cơ quan nhà nước và các bên liên quan
  • Cập nhật, rà soát pháp lý thường xuyên đối với các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến sở hữu trí tuệ để tránh rủi ro
  • Các công việc khác có liên quan mà Doanh nghiệp có nhu cầu

Dịch vụ Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ tại Luật L24H

  • Dịch vụ Luật sư tư vấn sẽ giúp Quý khách hàng tìm ra được các giải quyết tối ưu nhất khi phát sinh những vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
  • Luật sư tư vấn đăng ký bản quyền, đăng ký bằng sáng chế
  • Luật sư tư vấn về cách bảo mật bí mật kinh doanh và các thông tin mật khác trong hoạt động hằng ngày và trong các giao dịch cụ thể
  • Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản
  • Trực tiếp tham gia các thủ tục tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ

Dịch vụ luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Dịch vụ luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ

Liên hệ tư vấn sở hữu trí tuệ trực tuyến miễn phí

Luật L24H nhận hỗ trợ tư vấn luật sở hữu trí tuệ miễn phí qua các hình thức như sau:

  • Để nhận hỗ trợ tư vấn luật sở hữu trí tuệ miễn phí qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900.633.716 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư chuyên môn
  • Tư vấn luật luật sở hữu trí tuệ qua EMAIL: [email protected]
  • Tư vấn luật luật sở hữu trí tuệ qua FACEBOOK: Văn Phòng Luật Sư L24H
  • Tư vấn luật luật sở hữu trí tuệ qua ZALO: 0939568950
  • Trả lời tin nhắn trực tiếp trên WEBSITE

Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty tại các địa điểm ở TP.HCMHà Nội, TP. Cần Thơ, Khu vực Miền Tây theo thông tin địa chỉ bên dưới:

  • Tư vấn trực tiếp tại trụ sở văn phòng công ty TPHCM: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
  • Chi nhánh văn phòng tư vấn luật tại TP Hà Nội: Tầng 22, Tòa nhà TASCO, lô HH2-2, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Chi nhánh văn phòng tại TP. Cần Thơ: 207 Nguyễn Tri Phương, Khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Để giải đáp kịp thời hiệu quả tiết kiệm chi phí thời gian đi lại Qúy khách có nhu cầu tư vấn sở hữu trí tuệ, sử dụng dịch vụ pháp lý luật sư sở hữu trí tuệ, tư vấn soạn thảo hồ sơ đăng ký, bảo hộ nhãn hiện, tư vấn giải quyết các tranh chấp liên quan, vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.633.716 để được luật sư tư vấn trực tuyến sơ bộ hoàn toàn miễn phí.

Scores: 4.68 (44 votes)

Kiến Thức Liên Quan

Xem thêm