Người kháng cáo hình sự rút toàn bộ kháng cáo có xét xử phúc thẩm không?

Người kháng cáo hình sự rút toàn bộ kháng cáo có xét xử phúc thẩm không hay việc xét xử phúc thẩm sẽ bị đình chỉ là điều mà các đương sự đặc biệt quan tâm. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý này cũng như các quy định pháp luật về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hình sự mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.

Rút toàn bộ kháng kháng cáo

Rút toàn bộ kháng kháng cáo

Kháng cáo trong tố tụng hình sự và thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án trong tố tụng hình sự

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.

Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

>>> Xem thêm: Xét xử phúc thẩm là gì? Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Tại Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:

Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
  • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.

Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hình sự

Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

  • Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
  • Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
  • Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.

Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm có bị đình chỉ hay không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 348 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm cụ thể như sau:

Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án đó.

Ngoài ra, Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút. (Khoản 2 Điều 348 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Tuy nhiên cần lưu ý người kháng cáo rút đơn kháng cáo hình sự cáo dẫn tới việc đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án khi không còn kháng cáo, kháng nghị khác. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo nhưng viện kiểm sát không rút kháng nghị thì vụ án vẫn xét xử phúc thẩm.

Nếu đình chỉ thì bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành từ khi nào?

Hiệu lực của bản án sơ thẩm

Hiệu lực của bản án sơ thẩm

Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 348 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Tư vấn về rút toàn bộ kháng cáo hình sự

  • Tư vấn về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
  • Tư vấn về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hình sự
  • Tư vấn về hiệu lực của bản án sơ thẩm khi có quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
  • Tư vấn các vấn đề pháp luật hình sự khác theo yêu cầu của khách hàng.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi tố vụ án hình sự

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hình sự là một thủ tục pháp lý quan trọng cho các đương sự trong quá trình tố tụng. Do đó các đương sự khi tham gia vào quan hệ tố tụng trên cần phải có kiến thức về lĩnh vực này. Nếu Quý bạn đọc còn có thắc mắc liên quan cần luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được luật sư hình sư Luật L24H hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí 24/24.

Scores: 4.8 (24 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716