Đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản là trường hợp phạm tội do hai người trở lên cùng thực hiện nhằm cố ý đe dọa, cưỡng đoạt tài sản được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự. Cưỡng đoạt tài sản là hành vi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, thiệt hại đến tài sản và quyền nhân thân của con người. Pháp luật quy định như thế nào về đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản? Chế tài xử lý là gì? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến Quý bạn đọc.

Cưỡng đoạt tài sản

Cưỡng đoạt tài sản

Thế nào là đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản?

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Như vậy, đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể hiểu là hành vi phạm tội có sự tham gia của hai người trở lên, cố ý cùng thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

>>> Xem thêm: Đồng phạm là gì? Các dấu hiệu đồng phạm, quy định hình phạt đồng phạm

Cấu thành tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản

Chủ thể

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì chủ thể tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản bao gồm:

  • Người phạm tội từ đủ 16 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự.
  • Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản khi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017).

Như vậy, người nào từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự mà phạm tội từ khung 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì đã có thể bị truy cứu TNHS. Trường hợp người phạm tội là người đủ 16 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản ở mọi khung hình phạt.

Khách thể

Tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm phạm đến hai khách thể đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu tài sản.

Trong trường hợp có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất như tính mạng, thương tật mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần. Tuy có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại.

Xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản

Xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản

Mặt chủ quan

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Về nguyên tắc, mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác.

Trong một số trường hợp chuyển hóa tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác, nhưng sau đó lại xuất hiện hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không cho lấy tài sản với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản, thì cũng phạm vào tội này.

Mặt khách quan

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan sau:

  • Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực: Người phạm tội có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhưng cũng có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người khác (chủ yếu là đối với người thân của người có trách nhiệm với tài sản ).
  • Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản: Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác như đe doạ sẽ làm một việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…) nhằm uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản.

Đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm

Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thì tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Trường hợp đồng phạm đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án (Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Như vậy, tùy từng trường hợp, tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của người đồng phạm cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Hội đồng xét xử sẽ có mức hình phạt cụ thể.

Luật sư tư vấn bào chữa cho đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản

Luật L24H cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn bào chữa cho đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản bao gồm:

  • Tư vấn về mức độ nguy hiểm của tội cưỡng đoạt tài sản;
  • Tư vấn về khung hình phạt phù hợp với hành vi đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản;
  • Làm rõ mối quan hệ giữa các đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản;
  • Tư vấn các tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ của hình phạt.
  • Hướng dẫn soạn thảo các văn bản, đơn từ có liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản;
  • Tiến hành kiểm tra chứng cứ, tài liệu trong tội cưỡng đoạt tài sản;
  • Đối chiếu, so sánh xác thực các tài liệu, bằng chứng liên quan đến vai trò đồng phạm của bị can, bị cáo;
  • Trao đổi, làm việc cùng với các đương sự, cơ quan điều tra trong vụ án.
  • Tham gia trực tiếp phiên tòa với vai trò là Luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bảo vệ cho đồng phạm;
  • Tham gia tranh luận tại phiên tòa, xem xét lỗi để thực hiện tối đa quyền bào chữa giúp bảo vệ quyền lợi cho thân chủ;
  • Các vấn đề pháp lý phát sinh khác.

Dựa trên các nội dung dịch vụ cung cấp, Luật L24H luôn đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng một cách tối ưu nhất.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phạt tù đối với đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản

Phạt tù đối với đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản

Đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản diễn ra ngày càng tăng cả về số lượng lẫn mức độ phạm tội do thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi. Bài viết trên đây là toàn bộ các nội dung cơ bản về đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu có bất kỳ vướng mắc hay cần sử dịch vụ luật sư hình sự tư vấn, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được Luật L24H tư vấn hỗ trợ giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 5 (30 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716