Có được rút đơn kháng cáo dân sự khi tòa án đã thụ lý đơn không?

Có được rút đơn kháng cáo dân sự khi tòa án đã thụ lý? Là điều mà các đương sự đặc biệt quan tâm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý này cũng như các quy định pháp luật về việc rút đơn kháng cáo dân sự khi tòa án đã thụ lý đơn và mẫu đơn rút kháng cáo mời Quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Rút đơn kháng cáo dân sự khi tòa án đã thụ lý

Rút đơn kháng cáo dân sự khi tòa án đã thụ lý

Quyền rút đơn kháng cáo của đương sự trong vụ án dân sự

Căn cứ theo khoản 3, 4 Điều 284 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về quyền rút đơn kháng cáo của đương sự trong vụ án dân sự như sau:

  • Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo;
  • Việc rút đơn kháng cáo phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm hoặc phải được ghi vào biên bản phiên tòa

Có được rút đơn kháng cáo khi tòa án đã thụ lý đơn không?

=> Căn cứ quy định trên thì cả trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự thì cả người kháng cáo trong vụ án hình sự và dân sự đều được rút đơn kháng cáo dù tòa đã thụ lý đơn kháng cáo. Kể cả ngay tại phiên tòa xét xử vụ án phúc thẩm.

Thủ tục rút đơn kháng cáo khi tòa án dân sự đã thụ lý

Mẫu đơn xin rút kháng cáo.

Tải mẫu đơn rút kháng cáo: Tại đây

Đơn rút kháng cáo là văn bản do cá nhân, tổ chức lập ra gửi cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền khi muốn rút lại nội dung kháng cáo của mình trước đó vì một lý do nhất định.

Trong đơn rút kháng cáo phải nêu được những nội dung về thông tin của cá nhân viết đơn, nguyên nhân, lý do rút kháng cáo và đề nghị của cá nhân với cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.

Mẫu đơn rút kháng cáo

Mẫu đơn rút kháng cáo

>>> Xem thêm: Thời hạn kháng cáo dân sự

>>>Xem thêm: Mẫu đơn kháng cáo dân sự

Quy trình thủ tục rút

Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 284 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì quy trình thủ tục rút kháng cáo được quy định chi tiết như sau:

  • Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo.

Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

  • Việc rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc rút kháng cáo, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về rút kháng cáo này.

Việc rút kháng cáo tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Hệ quả pháp lý khi người kháng cáo rút đơn

Theo khoản 1 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:

  • Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
  • Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
  • Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó căn cứ theo khoản 2 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì nếu trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Theo khoản 3 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nếu trong trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.

Như vậy, theo quy định nêu trên, khi người kháng cáo rút kháng cáo thì tùy từng trường hợp nhất định thì sẽ có hệ quả pháp lý khác nhau, cụ thể:

  • Nếu người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm sẽ bị đình chỉ.
  • Nếu người kháng cáo chỉ rút một phần kháng cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo và ra quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.

CSPL: Khoản 1, 2, 3 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

Luật sư tư vấn hướng dẫn viết đơn rút kháng cáo dân sự

  • Tư vấn về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm dân sự;
  • Hướng dẫn cách viết đơn rút kháng cáo dân sự;
  • Tư vấn thủ tục rút đơn kháng cáo khi Tòa án dân sự đã thụ lý cho Khách hàng;
  • Thay mặt Khách hàng với tư cách đại diện theo ủy quyền nộp đơn, tham gia các giai đoạn tố tụng dân sự.

Sau khi đơn kháng cáo đã được Tòa án phúc thẩm thụ lý, trong quá trình giải quyết, người kháng cáo vẫn có quyền rút đơn. Tuy nhiên, Quý độc giả cần cần lưu ý những nội dung quan trọng trước khi gửi đơn rút kháng cáo đến Tòa án cấp phúc thẩm để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của mình. Nếu Quý độc giả còn thắc vấn đề pháp lý nào hoặc có nhu cầu liên hệ luật sư tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn miễn phí, kịp thời và nhanh chóng. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,839 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716