Kháng cáo có bị tăng mức hình phạt không là một câu hỏi được mọi người rất quan tâm khi cho rằng đó là một quyết định, bản án sơ thẩm của Tòa án là không đúng và không hợp lý. Vậy, cùng Luật L24H để tìm hiểu quyền kháng cáo cũng như mức hình phạt tăng hay giảm sau khi kháng cáo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành nhé!
Kháng cáo có bị tăng hình phạt không?
Ai có quyền được kháng cáo?
Bản án, quyết định của Toà án là kết quả, hình phạt mà nhà nước mong muốn người phạm tội áp dụng và thực hiện. Nếu người phạm tội cảm thấy chưa thực sự thỏa đáng và không đồng ý với quyết định, bản án của phiên Tòa sơ thẩm thì có thể kháng cáo để xét xử lại vụ án đó
Thế nào là kháng cáo?
Kháng cáo là thủ tục tiến hành sau khi bản án được tuyên tại phiên tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành ngay, trong khoảng thời gian 15 ngày nếu không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm thì các bên có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu xét xử bản án đó lên phiên toà phúc thẩm.
Kháng cáo hình sự là quyền của bị hại, bị cáo, đương sự khi không đồng ý với bản án, khi xét thấy bản án quyết định chưa đảm bảo đúng quyền lợi của họ.
>>> Xem thêm: Kháng cáo là gì?
Quyền kháng cáo
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Cơ sở pháp lý: Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Quyền kháng cáo trong vụ án hình sự
Kháng cáo có bị tăng hình phạt
Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
- Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
- Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
- Giảm hình phạt cho bị cáo;
- Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
- Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
- Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
- Tăng mức bồi thường thiệt hại;
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
- Không cho bị cáo hưởng án treo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
Do đó, Bị cáo kháng cáo nếu xét thấy bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ nguy hại của hậu quả thì hội đồng xét xử không tăng án phạt cho bị cáo. Tuy nhiên, nếu bị hại kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị theo quy định của khoản 2 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự thì bị cáo có thể tăng án phạt(nếu có căn cứ)
Cơ sở pháp lý: Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
>>> Xem thêm: Tòa phúc thẩm có quyền tăng hình phạt không?
Thực hiện nhận đơn kháng cáo như thế nào?
Thẩm quyền
Thẩm quyền tiếp nhận kháng cáo thuộc về Toà án xét xử sơ thẩm hoặc Toà án xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
>>> Xem thêm: Xét xử phúc thẩm là gì? Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự
Hồ sơ chuẩn bị
Đơn kháng cáo là một cách thức để các đương sự thực hiện quyền tố tụng, quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm. Chính vì vậy một đơn kháng cáo hợp lệ bao gồm có các nội dung chính như sau:
Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
- Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
Cơ sở pháp lý: khoản 2, Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
>>> Tham khảo thêm về: Mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự
Quy trình thực hiện
- Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo và gửi đơn kháng cáo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp
- Tòa án chấp thuận đơn kháng cáo
- Toà án tiếp nhận và giải quyết kháng cáo
- Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm
Cơ sở pháp lý: Điều 332, Điều 334, Điều 340 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Thực hiện quyền kháng cáo
Luật sư tư vấn về kháng cáo, bào chữa vụ án hình sự
- Tư vấn về quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật;
- Đại diện uỷ quyền tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự
- Soạn thảo đơn kháng cáo đúng luật
- Luật sư tham gia bào chữa, tư vấn cách giải quyết có lợi cho thân chủ
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư soạn thảo đơn kháng cáo hình sự
Qua bài viết trên, Luật L24H đã giúp được Quý khách hiểu rõ về các quy định của pháp luật về quyền kháng cáo. Việc kháng cáo vẫn có thể giảm hình phạt vào từng trường hợp khi bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội. Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua HOTLINE của chúng tôi: 1900.63.37.16 để được đội ngũ luật sư tư vấn luật hình sự chúng tôi hỗ trợ trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn!