Thủ tục khởi tố vụ án hình sự, quy trình điều tra xét xử vụ án hình sự

Thủ tục khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Đây là thủ tục phức tạp và cần phải được thực hiện một cách chặt chẽ, đúng pháp luật để tránh xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bài viết dưới đây sẽ bao gồm trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự kể từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, chuẩn bị hồ sơ ban đầu đến giai đoạn xét xử bị can vụ án hình sự cung cấp cho quý khách hàng.

Thủ tục khởi tố vụ án Hình sự

Thủ tục khởi tố vụ án Hình sự quy định theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Thủ tục khởi vụ tố vụ án hình sự

Thủ tục để khởi tố vụ án hình sự ban đầu có hai bước chính : Tiếp nhận thông tin, sự việc có dấu hiệu khởi tố vụ án hình sự về  hành vi phạm tội và khởi tố án hình sự.

Tiếp nhận thông tin, sự việc khởi tố vụ án hình sự

Khi cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, cá nhân có quyền tố giác hành vi phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác được quy định theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác những tố giác, tin báo về tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 gồm:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Khởi tố vụ án hình sự

Sau khi tiếp nhận tố giác, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định dấu hiệu tội phạm của tố giác đó. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền mới xem xét  xác định về việc có ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Việc xác định dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bao gồm:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

>> Xem thêm : Mẫu đơn đề nghị khởi tố vụ án Hình sự

Quy trình điều tra, xét xử vụ án hình sự

Điều tra vụ án hình sự

Các cơ quan quy định tại Điều 163 Bộ luật Hình sự 2015 có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ án Hình sự:

  • Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
  • Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
  • Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Các hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra bao gồm:

  • Khởi tố và hỏi cung bị can theo quy định tại chương XI Bộ luật tố tụng hình sự 2015
  • Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đối chất và nhận dạng theo quy định tại chương XII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật theo quy định tại chương XIII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra theo quy định tại chương XIV Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Giám định và định giá tài sản theo quy định tại chương XV Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Căn cứ theo Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định thì thời hạn điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra căn cứ theo khoản Điều 232 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

>> Tham khảo thêm bài viết về: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

giai đoạn điều tra trong tố tụng hình sự

Điều tra là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng Hình sự

Truy tố vụ án hình sự

Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố vụ án Hình sự căn cứ theo Điều 236 Bộ luật Hình sự 2015. Căn cứ theo khoản 5 Điều 186 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng.

>> Tham khảo thêm bài viết về: Người làm chứng trong Tố tụng Hình sự

Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 237 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 gồm:

  • Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;
  • Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của Bộ luật này.

Viện kiểm sát phải tiến hành điều tra kiểm tra và xử lý khi cơ quan điều tra giao hồ sơ kèm theo kết luận điều tra đề nghị truy tố theo Điều 238 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

  • Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
  • Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thời hạn của việc truy tố là 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

  • Truy tố bị can trước Tòa án;
  • Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
  • Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Xét xử vụ án hình sự

Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang, Tòa án bắt đầu thủ tục xét xử sơ thẩm bao gồm  các giai đoạn:

  • Khai mạc quy định tại Điều 301 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Xét hỏi quy định tại Điều 307 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Tranh luận trước tòa quy định tại Điều 322 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Nghị án và tuyên án quy định tại Điều 326, 327 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Sau khi kết thúc xét xử, hội đồng xét xử sẽ ban hành bản án hoặc ra quyết định.

>> Tham khảo thêm bài viết: Tội cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án

Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 330 BLTTHS, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án được quy định chi tiết tại Điều 331 BLTTHS.

Quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cấp trên của Tòa án sơ thẩm.

Khi xét xử Hội đồng xét xử chỉ xử lại những phần bị kháng cáo, kháng nghị trong bản án của tòa sơ thẩm, nhưng trên cơ sở xem xét toàn bộ vụ án. Tòa phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định sau: bác kháng cáo, kháng nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa án sơ thẩm; hủy án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

>> Tham khảo thêm bài viết về: Mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự

Luật sư vụ án hình sự

Luật sư hình sự là cần thiết khi bị khởi tố hình sự

Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự ra đời nhằm giúp khách hàng giải quyết vấn đề trên, cụ thể bao gồm những nội dung sau:

  • Xác định Hành vi gây ra có cấu thành tội phạm hay không
  • Trách nhiệm hình sự tương ứng với tội phạm: Mức hình phạt, khung hình phạt
  • Tư vấn các trường hợp được hưởng sự khoan hồng của pháp luật
  • Tư vấn các trường hợp Giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt
  • Tư vấn thời gian bị tạm giam, tạm giữ
  • Tư vấn miễn, giảm trách nhiệm hình sự
  • Điều kiện hưởng án treo
  • Thủ tục yêu cầu bồi thường dân sự cho nguyên đơn dân sự: đơn từ, thu thập chứng từ, tài liệu chứng minh thiệt hại,…
  • Quy trình khởi tố xét xử vụ án hình sự
  • Quy trình khiếu nại kết luận điều tra, khiếu nại cáo trạng
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu giám định thương tích, giám định thiệt hại, giám định hàm lượng đối với ma túy…, giám định bổ sung, giám định lại;
  • Tư vấn các vấn đề khác trong lĩnh vực hình sự. Ngoài ra, luật sư còn hỗ trợ soạn thảo đơn từ cần thiết và tham gia bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Luật L24H cam kết giải đáp MỌI THẮC MẮC của quý khách hàng. Tư vấn nhanh, phục vụ 24/24. Chúng tôi có nhiều luật sư bào chữa giỏi, dày kinh nghiệm, có đội ngũ chuyên viên pháp lý hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi, tư vấn tận tình, liên hệ hotline 1900.633.716 để được luật sư hình sự tư vấn giải quyết mọi lo lắng của Quý khách hàng. Xin cảm ơn

Scores: 4.71 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716