Mẫu đơn kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm là hồ sơ cần thiết để người có quyền yêu cầu kháng cáo mong muốn thực hiện khi thấy không hài lòng về quyết định của Toà án cấp sơ thẩm. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả biết được mẫu đơn kháng cáo hình sự này và một số vấn đề tố tụng khác có liên quan.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn kháng cáo hình sự
Chủ thể có quyền kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm
Xác định chủ thể có quyền kháng cáo quyết định sơ thẩm có thể căn cứ theo Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, theo đó các chủ thể đó là:
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo quyết định sơ thẩm.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
>>>Xem thêm: Kháng cáo là gì ? Quy định về kháng cáo, thời hạn kháng cáo bản án
Mẫu đơn kháng cáo đối với quyết định hình sự sơ thẩm
Hiện nay, pháp luật không quy định trực tiếp về mẫu đơn kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm của Tòa án tại bất cứ văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Hình sự lại quy định những nội dung bắt buộc phải có đối với đơn kháng cáo. Theo đó, Khoản 2 Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định đơn kháng cáo có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
- Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Dựa trên nội dung trên, chúng tôi xin được cung cấp mẫu đơn kháng cáo quyết định sơ thẩm có nội dung sau đây:
>>>Tải xuống: Mẫu đơn kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân:
Người kháng cáo:
Địa chỉ:
Số điện thoại:………………………………/Fax:
Địa chỉ thư điện tử……………………………………………………………….(nếu có)
Là:
Kháng cáo:
Lý do của việc kháng cáo:
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:
Người kháng cáo
(Ký và ghi rõ họ tên )
>>>Xem thêm: Mẫu đơn kháng cáo xin hưởng án treo
Thủ tục kháng cáo theo quy định pháp luật
Thủ tục thực hiện
Căn cứ vào Điều 332 và Điều 334 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì thủ tục thực hiện kháng cáo quyết định hình sơ thẩm sẽ bao gồm những bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ. Người có yêu cầu kháng cáo có thể tự viết tay đơn kháng cáo hoặc in mẫu kháng cáo có sẵn phía trên. Ngoài ra, để thuận tiện hơn cho quá trình kháng cáo, người có quyền kháng cáo có thể bổ sung kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp gồm chứng cứ, tài liệu nhằm chứng minh kháng cáo của mình là có căn cứ.
Bước 2: Gửi đơn kháng cáo hoặc người có quyền kháng cáo tiến hành kháng cáo trực tiếp. Theo khoản 1 Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Hoặc người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và xử lý kháng cáo. Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định.
- Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
- Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
- Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật này nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
- Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.
Bước 4: Tòa án xem xét thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm theo quy định pháp luật.
>>>Xem thêm: Xét xử phúc thẩm là gì? Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự
Thủ tục thực hiện kháng cáo quyết định sơ thẩm
Nội dung đơn kháng cáo
Như đã trình bày, nội dung kháng cáo phải tuân thủ có đầy đủ các nội dung chính được quy định Khoản 2 Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cần lưu ý một số nội dung sau:
- Phần kính gửi: Ghi tên Tòa đã xét xử sơ thẩm vụ án (ghi cụ thể huyện, tỉnh, thành phố mà Tòa án đặt trụ sở);
- Thông tin người kháng cáo: Ghi họ tên, rõ địa chỉ nơi cư trú, thông tin của cá nhân kháng cáo, hoặc của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo (nếu có). Trong trường hợp người kháng cáo là tổ chức, ghi rõ tên của tổ chức kháng cáo và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật hoặc họ tên người ủy quyền (nếu có), địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
- Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo: là nguyên đơn hay bị đơn trong quyết định sơ thẩm.
- Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó;
- Ghi cụ thể, chi tiết lý do kháng cáo;
- Trình bày cụ thể yêu cầu Tòa phúc thẩm giải quyết vấn đề gì;
- Liệt kê những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo
- Đọc lại đơn kháng cáo kỹ lại và ký tên vào ô trống có sẵn.
Quy định thời hạn kháng cáo quyết định sơ thẩm là bao lâu?
Để biết được thời hạn kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm có thể căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 333 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, theo đó thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Ngày kháng cáo được xác định như sau:
- Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
- Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
- Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.
Xác định thời hạn kháng cáo quyết định sơ thẩm
Tư vấn kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm
- Tư vấn viết đơn kháng cáo giảm nhẹ hình phạt.
- Luật sư soạn thảo hồ sơ kháng cáo.
- Tư vấn thủ tục kháng cáo vụ án hình sự sơ thẩm.
- Tư vấn xác định thời hạn kháng cáo quyết định sơ thẩm.
- Hoàn thiện hồ sơ và các chứng cứ có thể chứng minh cho việc kháng cáo vụ án hình sự.
Để thuận tiện hơn cho quá trình kháng cáo, người có quyền kháng cáo cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ về đơn kháng cáo và một số tài liệu, chứng cứ khác giúp ích cho việc chứng minh căn cứ kháng cáo của mình. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, sự dụng dịch vụ LUẬT SƯ HÌNH SỰ của Luật L24H hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hình sự tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.