Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo, thời hạn kháng cáo bản án

KHÁNG CÁO là quyền của đương sự khi không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án, quyết định. Cùng Luật L24H tìm hiểu quy định về kháng cáo, thời hạn kháng cáo bản án dân sự, hình sự và các thủ tục giấy tờ liên quan sẽ được trình bày giải đáp cụ thể bên dưới.

Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo

Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo, thời hạn kháng cáo bản án

Kháng cáo cáo bản án dân sự sơ thẩm

Căn cứ kháng cáo  bản án dân sự sơ thẩm

  • Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực
  • Đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
  • Phạm vi kháng cáo: kháng cáo 1 phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo hoặc các nội dung có liên quan đến kháng cáo theo quy định tại Điều 293 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Người có quyền kháng cáo

  • Đương sự;
  • Người đại diện hợp pháp của đương sự;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.

(Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Thời hạn kháng cáo

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án

  • Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
  • Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

(Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Nội dung đơn kháng cáo  bản án dân sự sơ thẩm

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

(Khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

 

Căn cứ kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

  • Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực
  • Đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
  • Phạm vi kháng cáo: kháng cáo 1 phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo theo quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Người có quyền kháng cáo

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo, bị hại.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

(Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Thời hạn kháng cáo

Thời hạn kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Ngày kháng cáo được xác định như sau:

  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
  • Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

 

(khoản 1, 3 Điều 333 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

 

Nội dung đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

mẫu đơn kháng cáo

Nội dung đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN KHÁNG CÁO HÌNH SỰ

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
  • Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
  • Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

(Khoản 2, khoản 3 Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Kháng cáo bản án hành chính sơ thẩm

Căn cứ kháng cáo bản án hành chính sơ thẩm

  • Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực
  • Đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
  • Phạm vi kháng cáo: kháng cáo 1 phần hoặc toàn bộ bản án quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo theo quy định tại Điều 220 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Người có quyền kháng cáo

  • Đương sự.
  • Người đại diện hợp pháp của đương sự.

(Điều 204 Luật Tố tụng Hành chính)

Thời hạn kháng cáo

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
  • Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.
  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày làm đơn kháng cáo theo xác nhận của người có thẩm quyền của nhà tạm giữ, trại tạm giam.

(khoản 1, 3 Điều 206 Luật Tố tụng Hành chính 2015)

Nội dung đơn kháng cáo bản án hành chính sơ thẩm

Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
  • Kèm theo đơn kháng cáo người kháng cáo gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

(Khoản 1, 7 Điều 205 Luật Tố tụng Hành chính 2015)

Luật sư tư vấn về quyền kháng cáo bản án sơ thẩm

Luật sư tư vấn kháng cáo bán án hành chính sơ thẩm

Luật sư tư vấn kháng cáo bán án hành chính sơ thẩm

  • Luật sư tư vấn cho khách hàng về quyền kháng cáo;
  • Tư vấn về thời hạn kháng cáo;
  • Hỗ trợ khách hàng làm đơn kháng cáo và chuẩn bị hồ sơ có liên quan;
  • Luật sư tranh tụng tham gia tại tòa khi được ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

Trên đây là những nội dung cơ bản về kháng cáo bản án sơ thẩm.  Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716  để được các luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716