Xét xử phúc thẩm là gì? Trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự

Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử trong thủ tục tố tụng. Sau khi Tòa sơ thẩm ra phán quyết bản án sơ thẩm hoặc quyết định sơ thẩm, đương sự có kháng cáo hoặc viện kiểm sát có kháng nghị sẽ là căn cứ dẫn xét xử phúc thẩm. Vậy xét xử phúc thẩm là gì và trình tự phiên tòa phúc thẩm hình sự diễn ra như thế nào, điều đó sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của Luật L24H

phiên tòa phúc thẩm hình sự

Phiên tòa phúc thẩm hình sự

Xét xử phúc thẩm là gì ?

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

>>> Tham khảo thêm: Có thể xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút khi nào?

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị

CSPL: Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Trình tự xét xử phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng hình sự

Trình tự xét xử phiên tòa phúc thẩm

Trình tự xét xử phiên tòa phúc thẩm

Trình tự xét xử phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng hình sự là toàn bộ quá trình xét xử lại bản án, quyết định đã được Tòa sơ thẩm xét xử và ra quyết định nhưng chưa có hiệu lực mà có kháng cáo, kháng nghị. Phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng hình sự được thực hiện bởi Tòa án cấp trên từ kháng cáo, kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Bắt đầu phiên tòa

Thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm được tiến hành tương tự như phiên tòa sơ thẩm

  1. Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu rõ lý do.
  2. Phổ biến nội quy phiên tòa.
  3. Thẩm phán khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  4. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
  5. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.
  6. Trước khi tiến hành xét hỏi, một thành viên hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.

CSPL: Khoản 1 Điều 354 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Trình tự xét hỏi

  • Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

CSPL: Khoản 2 Điều 354 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.

Tranh tụng

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 354, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
  • Theo quy định tại khoản 3 Điều 354 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015Khi tranh tụng tại phiên tòa, kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án (khoản 3 Điều 354 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015).

CSPL: khoản 1, khoản 3 Điều 354 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.

Nghị án và tuyên án

  • Việc nghị án và tuyên án là thủ tục cuối cùng trong phiên toà sơ thẩm và được thực hiện bởi Thẩm phán và Hội thẩm. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số theo từng vấn đề một.
  • Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Tòa án tuyên án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CSPL: Điều 326, Điều 327 và Điều 354 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015

Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm

Thẩm quyền đối với bản án sơ thẩm

Theo Điều 355 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm có những quyền đối với quyết định sơ thẩm gồm:

  • Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
  • Sửa bản án sơ thẩm;
  • Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
  • Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

CSPL: Theo Điều 355 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015

Thẩm quyền đối với quyết định sơ thẩm

Theo khoản 1 Điều 361 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm có những quyền đối với quyết định sơ thẩm gồm:

  • Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật;
  • Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
  • Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.

CSPL: khoản 1 Điều 361 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

Luật sư tư vấn, tranh tụng phiên tòa phúc thẩm hình sự

Tư vấn, tranh tụng phiên tòa phúc thẩm hình sự

Tư vấn, tranh tụng phiên tòa phúc thẩm hình sự

Tư vấn các vấn đề liên quan đến phiên tòa phúc thẩm hình sự, tham gia tranh tụng phiên tòa phúc thẩm hình sự

  • Tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ vụ án
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý theo yêu cầu của Quý khách hàng
  • Soạn thảo đơn kháng cáo hình sự, thu thập chứng cứ, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm
  • Sử dụng mọi biện pháp Luật định để làm sáng tỏ những tình tiết khách quan, tìm các cơ sở nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo

Để được tư vấn và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp trong phiên sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự, quý khách hàng có thể tin tưởng các Luật sư hình sự giỏi, giàu kinh nghiệm của Luật L24H. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần Luật sư chuyên về hình sự tư vấn hãy nhấc máy và liên hệ đến Tổng đài 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin Cảm ơn.

Scores: 4.5 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716