Đánh người gây thương tích là hành vi phạm tội bị Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung) 2017 cấm và sẽ bị khởi tố hình sự nếu gây ra thương tích trên 11%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đánh gây thương tích dưới 11% vẫn sẽ bị khởi tố hình sự. Để khởi tố người gây thương tích, bị hại có thể đi giám định thương tật và nộp đơn tố cáo đánh người gây thương tích lên cơ quan có thẩm quyền. Bài viết sẽ tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Đánh người gây thương tích trên 11% có xử lý như thế nào
Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tích
Tổng tỷ lệ % tổn thương = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:
- T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất.
- T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ hai được tính T2= (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100.
- T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ ba được tính T3= (100 – T1 – T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100.
- Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ n được tính Tn= {100 – T1 – T2 – T3 – … – T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT
>>> Tham khảo thêm về: Giám định thương tích ở đâu
>>> Tham khảo thêm về: Đánh người gây thương tích bao nhiêu phần trăm trở lên thì bị truy cứu hình sự
Căn cứ xác định tỷ lệ thương tích khi bị đánh
Mức xử phạt tội đánh người gây thương tích trên 11%
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30%: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%: phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên: tùy vào mức độ nguy hiểm và tỷ lệ thương tổn cơ thể để áp dụng mức xử phạt tương ứng từ 07 năm – 20 năm hoặc tù chung thân.
Cơ sở pháp lý: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thủ tục tố cáo hành vi đánh người gây thương tích trên 11%
Hồ sơ cần chuẩn bị
Để tố cáo hành vi đánh người gây thương tích cần chuẩn bị đơn tố cáo bao gồm các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm tố cáo.
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo.
- Cách thức liên hệ với người tố cáo.
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người bị tố cáo.
- Các thông tin khác có liên quan.
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
- Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo, họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Bên cạnh đơn tố cáo, cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật Tố cáo 2018
Trình tự thủ tục tố cáo
- Nộp đơn tố cáo lên cơ quan điều tra công an quận/huyện nơi xảy ra vụ việc.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
- Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
- Nếu sau thời hạn hai tháng, Cơ quan công an không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người tố cáo có thể làm đơn khiếu nại gửi Thủ trưởng Cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 1 Điều 36, Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Luật sư tư vấn, bảo vệ bị hại khi bị đánh thương tích trên 11%
- Tư vấn luật hình sự về biện pháp xử lý hành vi cố ý gây thương tích.
- Hỗ trợ thân chủ tìm bằng chứng, chứng cứ trong vụ án.
- Tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ.
- Soạn đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự
- Soạn thảo hồ sơ, văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố hình sự hành vi cố ý gây thương tích.
- Hỗ trợ giải quyết công việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đứng ra làm luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tại Tòa án.
Luật sư tư vấn, bảo vệ bị hại khi bị đánh thương tích trên 11%
Theo đó, khi đánh người gây thương tích từ 11% trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 06 tháng trở lên, thậm chí bị tù chung thân. Khi bị gây thương tích, nạn nhân cần tiến hành giám định thương tích sớm nhất để đảm bảo tính chính xác và làm căn cứ yêu cầu khởi tố và bồi thường thiệt hại. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ hay có nhu cầu cần sử dụng dịch vụ Luật sư hình sự tư vấn, bào chữa giải đáp xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Một số bài viết liên quan cố ý gây thương tích có thể bạn đọc quan tâm: