Căn cứ kháng cáo bản án sơ thẩm sang hưởng án treo

Kháng cáo bản án sơ thẩm sang hưởng án treo được dùng khi người phạm tội thấy mình có đủ điều kiện hưởng án treo, không cần thiết phải cách ly ra khỏi xã hội. Vậy, bị cáo cần có những điều kiện gì để sửa bản án sơ thẩm sang được hưởng án treo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Hãy cùng Luật L24H tìm hiểu nhé!

Kháng cáo bản án sơ thẩm

Kháng cáo bản án sơ thẩm

 

Điều kiện để được hưởng án treo

Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

  • Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
  • Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
  • Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

  • Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

  • Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
  • Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại mục 2, 4 và 5 nêu trên.

Cơ sở pháp lý: Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự

>>> Xem thêm: Cách tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm hình sự

Quyền kháng cáo bản án sơ thẩm

Quyền kháng cáo hình sự

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Cơ sở pháp lý: Điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự

Quyền kháng cáo

Quyền kháng cáo

Thủ tục kháng cáo xin hưởng án treo

Hồ sơ chuẩn bị

Đơn kháng cáo xin hưởng án treo, đơn kháng cáo bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
  • Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Chứng cứ, tài liệu bổ sung chứng minh có điều kiện được hưởng án treo

Đơn kháng cáo xin hưởng án treo

Đơn kháng cáo xin hưởng án treo

Cơ sở pháp lý: Khoản 2, 3 Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

>>> Xem thêm: Mẫu đơn kháng cáo xin hưởng án treo

Cơ quan thẩm quyền

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

Cơ sở pháp lý: Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Trình tự thủ tục

  1. Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ kháng cáo án treo lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã xét xử vụ án
  2. Bước 2; Tòa án tiếp nhận và xử lý, kiểm tra tính hợp lệ đơn kháng cáo án treo
  3. Bước 3: Trường hợp đơn kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ
  4. Bước 4: Trường hợp đơn hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án lên Tòa cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo

Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý và ra một trong các quyết định:

  • Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
  • Sửa bản án sơ thẩm;
  • Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 334, 338, 339, 340, 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật sư tư vấn giai đoạn bào chữa phúc thẩm hình sự

  • Luật sư tư vấn các cơ sở pháp lý có liên quan đến kháng cáo bản án sơ thẩm để được hưởng án treo
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo cho Khách hàng trong vụ án hình sự
  • Luật sư tham gia thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi cho khách hàng để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị can/ bị cáo
  • Luật sư tham gia trực tiếp với tư cách bào chữa nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa

Qua bài viết trên, Luật L24H đã cung cấp cho Quý đọc giả nội dung kháng cáo bản án sơ thẩm sang hưởng án treo. Người phạm tội phải có đầy đủ những điều kiện và thực hiện đúng trình tự thủ tục để được hưởng án treo. Nếu có thắc mắc gì, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE:  1900633716 để được luật sư hình sự tư vấn trực tuyến miễn phí hoặc đặt lịch để được Luật sư hình sự chuyên môn tư vấn. Xin cảm ơn!

Scores: 4.9 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716