Ai phải chi trả chi phí xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Ai phải chi trả chi phí xác minh điều kiện thi hành án là sự quan tâm của các chủ thể liên quan trong giai đoạn thi hành án dân sự. Việc xác minh điều kiện thi hành án sẽ làm phát sinh một số chi phí cần phải được chi trả theo quy định. Nhưng chi phí này trong một số trường hợp vẫn sẽ được miễn, giảm. Bài viết sau đây sẽ giúp cho quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này.

Một số chủ thể phải chi trả chi phí thi hành án theo quy định

Một số chủ thể phải chi trả chi phí thi hành án theo quy định

Quy định về xác minh điều kiện thi hành án

Pháp luật về Thi hành án dân sự không đưa ra khái niệm cụ thể về việc xác minh điều kiện thi hành án nhưng vấn đề này đã được “luật hóa” qua thời gian bởi các Nghị định hướng dẫn. Theo đó, có thể hiểu rằng xác minh điều kiện thi hành án là thủ tục quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, do Chấp hành viên, Thừa phát lại hoặc người được thi hành án thực hiện nhằm thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án và các thông tin khác có liên quan làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành án.

>>> Tham khảo thêm: Người thi hành án dân sự chết giải quyết thế nào?

Chủ thể chi trả chi phí xác minh điều kiện thi hành án

Căn cứ khoản 3 Điều 73 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) kể từ ngày 01/7/2015 thì chi phí xác minh điều kiện thi hành án (kể cả thi hành án theo diện chủ động hay thi hành án theo diện yêu cầu) sẽ do Ngân sách nhà nước chi trả.

Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước

>>> Tham khảo thêm: Chi phí cưỡng chế thi hành án gồm những khoản nào?

Trình tự cấp Giấy xác nhận kết quả thi hành án

Người có thẩm quyền cấp

Theo quy định tại Điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) quy định về Thẩm quyền thi hành án như sau:

Thứ nhất, Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

  • Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
  • Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
  • Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
  • Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

Thứ hai, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

  • Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;
  • Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
  • Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
  • Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
  • Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
  • Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
  • Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
  • Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.

Do đó, nếu vụ án được xét xử và ra bản án ở Tòa án cấp huyện thì Chi cục thi hành án dân sự huyện đó sẽ cấp Giấy xác nhận kết quả thi hành án. Trường hợp, vụ án được xét xử và ra bản án ở Tòa án cấp tỉnh thì Cục thi hành án dân sự tỉnh đó sẽ cấp Giấy xác nhận kết quả thi hành án.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 53 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xác nhận kết quả thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án

Hồ sơ đề nghị

Hồ sơ đề nghị nhận kết quả thi hành án bao gồm:

  • Đơn đề nghị xác nhận kết quả thi hành án (Mẫu D10-THADS được ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BTP, ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự);
  • Quyết định thi hành án;
  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án;
  • Tài liệu liên quan khác.

Hồ sơ đề nghị

Hồ sơ đề nghị

>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Thủ tục đề nghị

Theo Điều 37 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc xác nhận kết quả THADS, cụ thể như sau:

  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xác nhận bằng văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự theo quyết định thi hành án khi có yêu cầu của đương sự hoặc thân nhân của họ.
  • Nội dung của văn bản xác nhận phải thể hiện rõ khoản nghĩa vụ theo bản án, quyết định, nghĩa vụ phải thi hành theo quyết định thi hành án và kết quả thi hành án cho đến thời điểm xác nhận.

Kết quả thi hành án được xác nhận thể hiện việc đương sự đã thực hiện xong toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ của mình theo quyết định thi hành án hoặc thi hành xong nghĩa vụ thi hành án của từng định kỳ trong trường hợp việc thi hành án được tiến hành theo định kỳ.

Do đó, các bước cần thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ kèm nội dung nêu trên.
  2. Bước 2: Nộp bộ hồ sơ này đến Cục THADS hoặc Chi cục THADS (tùy việc vụ án được xét xử ở Tòa án cấp nào)
  3. Bước 3: Nhận Giấy xác nhận kết quả thi hành án.

Trường hợp được miễn, giảm phí thi hành án

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 216/2016 TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự, quy định các trường hợp được miễn, giảm phí thi hành án như sau:

Thứ nhất, trường hợp được miễn phí thi hành án:

  • Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
  • Thuộc diện neo đơn được UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
  • Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.

Thứ hai, trường hợp được giảm phí thi hành án:

  • Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;
  • Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;
  • Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.

Cần lưu ý rằng, để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự phải làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự, kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm theo quy định trên.

Tư vấn vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự

  • Tư vấn các trường hợp, điều kiện được hoãn thi hành án dân sự; trình tự, thủ tục hoãn thi hành án dân sự;
  • Tư vấn các vấn đề pháp luật về phí thi hành án dân sự
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý khác liên quan đến thủ tục miễn, giảm phí thi hành án dân sự
  • Soạn thảo hồ sơ miễn, giảm phí thi hành án dân sự và các đơn từ liên quan trong quá trình thi hành án;
  • Tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin hoãn thi hành án dân sự

Pháp luật đã quy định rõ chủ thể phải chi trả chi phí xác minh điều kiện thi hành án cũng như một số trường hợp được miễn, giảm phí thi hành án dân sự. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần Luật sư tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài trực tuyến 1900.633.716 để được Luật sư dân sự lắng nghe và tận tình giải đáp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,855 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716