Hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại được lập sau khi pháp nhân thương mại nhận được quyết định thi hành án của cơ quan chức năng. Khi bị kết án, pháp nhân thương mại phải chấp hành bản án có hiệu lực, quyết định của Tòa án. Việc lập hồ sơ, quy trình thi hành án đối với pháp nhân thương mại được pháp luật quy định cụ thể trong Luật Thi hành án hình sự, hãy cùng tôi tìm hiểu nội dung cơ bản qua bài viết dưới đây.
Hồ sơ thi hành án pháp nhân thương mại
Đặc điểm của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Để được công nhận là pháp nhân cần có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Cơ quan nào có thẩm quyền thi hành án đối với pháp nhân thương mại?
Căn cứ khoản 7 Điều 14, khoản 8 Điều 15 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chủ trì tổ chức thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Pháp nhân thương mại thi hành án
>>>Xem thêm: Cưỡng chế là gì?
Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án
Về quyền:
- Được thông báo thi hành án;
- Được nhận các quyết định liên quan trong quá trình chấp hành án;
- Được khiếu nại về thi hành án;
- Được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt;
- Được bồi thường thiệt hại.
Về nghĩa vụ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án;
- Người đại diện theo pháp luật phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự;
- Công bố và niêm yết công khai quyết định thi hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành.
Cơ sở pháp lý: Điều 162 Luật Thi hành án hình sự 2019
Hồ sơ thi hành án pháp nhân thương mại gồm những gì?
- Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Quyết định thi hành án;
- Giấy triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại;
- Văn bản của cơ quan thi hành án hình sự yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án;
- Thông báo của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại cho cơ quan thi hành án hình sự về thực hiện yêu cầu trong thi hành án về việc chấp hành án của pháp nhân thương mại;
- Báo cáo của pháp nhân thương mại về việc chấp hành án;
- Tài liệu thể hiện việc công bố thông tin về thi hành án;
- Biên bản về thi hành án;
- Tài liệu về việc cưỡng chế thi hành án;
- Tài liệu về việc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp;
- Tài liệu khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 161 Luật Thi hành án hình sự 2019.
Quy trình lập hồ sơ thi hành án mất bao lâu?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ thi hành án thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hình sự phải lập hồ sơ thi hành án, mỗi một pháp nhân thương mại là một hồ sơ.
Lập hồ sơ thi hành án hình sự
Luật sư tư vấn quyền và nghĩa vụ pháp nhân thương mại thi hành án
- Tư vấn về quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án;
- Tư vấn về các biện pháp tư pháp áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội;
- Tư vấn về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại;
- Tư vấn về trình tự, thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại;
- Đại diện theo ủy quyền trong các công việc với cơ quan thi hành án.
Bài viết trên tôi đã cung cấp một vài thông tin, cũng như quy định pháp lý về hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Ngoài ra, nghĩa vụ, quyền lợi mà pháp nhân thương mại được quy định cụ thể tại Luật thi hành án hình sự. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được luật sư tư vấn về thi hành án vui lòng liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716, để được đội ngũ luật sư hình sự tư vấn hỗ trợ trực tuyến miễn phí.