Người thi hành án dân sự chết giải quyết thế nào?

Người thi hành án dân sự chết giải quyết thế nào? Đây là một vấn đề liên quan đến việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án khi người phải thi hành án chết. Qua bài viết dưới đây, cùng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề người thi hành án dân sự chết thì quyền và nghĩa vụ của họ sẽ được giải quyết như thế nào.

Giải quyết vấn đề người thi hành án dân sự chết

Giải quyết vấn đề người thi hành án dân sự chết

Người thi hành án dân sự là gì?

Người thi hành án dân sự bao gồm người được thi hành án và người phải thi hành án. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 3 Điều 3 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, từng chủ thể được hiểu như sau:

  • Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Họ có thể là nguyên đơn, người yêu cầu và người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự.
  • Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành. Họ có thể là bị đơn, người bị yêu cầu và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự.

Quyền và nghĩa vụ của người thi hành án dân sự

Quy định về quyền và nghĩa vụ của người thi hành án

Quy định về quyền và nghĩa vụ của người thi hành án

Đối với người được thi hành án

Căn cứ Điều 7 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án được quy định như sau:

Người được thi hành án có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;
  • Được thông báo về thi hành án;
  • Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
  • Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
  • Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
  • Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
  • Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
  • Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
  • Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
  • Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
  • Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Người được thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

  • Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;
  • Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
  • Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

Đối với người phải thi hành án

Căn cứ Điều 7 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án được quy định như sau:

Người phải thi hành án có các quyền sau đây:

  • Tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;
  • Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật này;
  • Được thông báo về thi hành án;
  • Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
  • Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định của Luật này;
  • Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
  • Được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này;
  • Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;
  • Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;
  • Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
  • Chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

Quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án khi người thi hành án chết

Quy định của pháp luật khi người thi hành án chết

Quy định của pháp luật khi người thi hành án chết

Trường hợp có người thừa kế

Trường hợp người đàn có trách nhiệm thi hành án chết thì  quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế căn cứ khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Trường hợp thi hành nghĩa vụ về trả tài sản mà người phải thi hành án đã chết nhưng có người đang trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản thì:

  • Cơ quan thi hành án dân sự ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án.
  • Hết thời hạn này mà họ không thực hiện thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản, kể cả cưỡng chế giao tài sản cho người được thi hành án theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì:

  • Cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo, ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại.
  • Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ, để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
  • Hết thời hạn thông báo về thực hiện quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.

Trường hợp chưa có người thừa kế

Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện:

  • Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
  • Niêm yết tại nơi có tài sản, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày thông báo, niêm yết để người thừa kế biết, liên hệ và thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án để lại;

Như vậy, trong trường hợp chưa có người thừa kế, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai để người thừa kế biết, liên hệ và thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án để lại. Nếu hết thời hạn này mà không có người khai nhận thừa kế thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án.

Trường hợp không có người thừa kế

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi, bổ sung 2014, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp sau đây:

  • Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
  • Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;

Như vậy, đối với trường hợp không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ hoặc quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án.

Luật sư tư vấn khi người thi hành án dân sự chết

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
  • Tư vấn chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
  • Hướng dẫn cách xử lý khi người thi hành án chết
  • Liên hệ, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan.

Trên đây là các thông tin về quy định của pháp luật khi người thi hành án dân sự chết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hoặc cần luật sư tư vấn luật dân sự, hỗ trợ giải đáp trực tuyến miễn phí quý khách vui lòng gọi điện qua hotline 1900.633.716 của Văn Phòng Luật L24H để được để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin hoãn thi hành án dân sự

Scores: 5 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,853 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716