Tiền lương được dùng để thi hành án như thế nào?

Tiền lương được dùng để thi hành án như thế nào đã được pháp luật quy định khá rõ ràng. Có thể hiểu tiền lương được dùng để thi hành án là một trong các biện pháp cưỡng chế được quy định và hướng dẫn thi hành trong Luật thi hành án Dân sự. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho quý độc giả các thông tin về các vấn đề pháp lý như căn cứ, thủ tục,… liên quan đến nội dung trên.

Tiền lương được sử dụng để thi hành án như thế nào

Tiền lương được sử dụng để thi hành án như thế nào

 

Quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự

Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (khi có yêu cầu từ người được thi hành án hoặc phát hiện có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản của người phải thi hành án nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ thi hành án) dùng quyền lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động thi hành án được chấp hành và diễn ra đúng với bản án, quyết định đã được đưa ra trước đó.  

Căn cứ cưỡng chế thi hành án dân sự

Căn cứ cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 70 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 như sau:

  • Bản án, quyết định;
  • Quyết định thi hành án;
  • Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án

Biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014. Gồm 6 biện pháp cưỡng chế như sau:

  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành

Các biện pháp cưỡng chế thi hành

Chi phí cưỡng chế thi hành án

Dựa vào Khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 có giải thích: Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả.

Tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự:

Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 73 như sau:

  • Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
  • Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
  • Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
  • Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

Tại Khoản 2 Điều 73 cũng quy định những trường hợp người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án:

  • Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
  • Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ

>>> Đọc thêm: Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án?

Tiền lương được dùng thi hành án như thế nào?

Căn cứ vào Điều 71 và Điều 78 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014:

Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

  1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

  1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác

Có thể thấy tiền lương chính là một trong các nguồn thu nhập của người phải thi hành án. Vì vậy, tiền lương của người phải thi hành án sẽ được chủ thể có thẩm quyền ra quyết định trừ và quyết định mức khấu trừ khi người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập.

Ngoài ra, việc trừ vào tiền lương hay trừ vào thu nhập của người phải thi hành án phải được thực hiện theo đúng quy định tại các Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 78 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014:

Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Theo thỏa thuận của đương sự;
  • Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
  • Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, như đã đề cập phía trên, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định trừ vào tiền lương hay thu nhập của người phải thi hành án và quyết định mức khấu trừ chính là chấp hành viên. Mức khấu trừ vào thu nhập là do chấp hành viên quyết định nhưng sẽ phải dưới 30% tổng số tiền nhận được của người lao động.

Tiền lương được dùng để thi hành án

Tiền lương được dùng để thi hành án

>>> Đọc thêm: Trường hợp nào được miễn, giảm phí thi hành án dân sự

Trình tự thi hành án dân sự

Dựa vào Chương III Thủ tục thi hành án dân sự của Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 có thể nhận thấy trình tự, các bước thi hành án Dân sự gồm các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự

Thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 2: Cấp bản án, quyết định cho đương sự (Điều 27 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 3: Chuyển giao bản án

Tùy từng loại bản án, quyết định mà cơ quan có nghĩa vụ phải chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 28 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án (Điều 31 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 5: Ra quyết định thi hành án

Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án thực hiện theo quy định của Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 6: Gửi quyết định và thông báo về thi hành án ( Điều 38, Điều 39 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 7: Xác minh điều kiện

Những cá nhân, tổ chức có quyền xác minh điều kiện thi hành án dân sự bao gồm:

  • Chấp hành viên;
  • Cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở được cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền;
  • Người được thi hành án hoặc người được người thi hành án ủy quyền.

Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của các cá nhân, tổ chức tiến hành xác minh điều kiện nêu trên được quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Bước 8: Thi hành án; Cưỡng chế thi hành án (Nếu cần thiết)

Bước 7: Thanh toán chi phí thi hành án (Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 8: Kết thúc thi hành án (Điều 52 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.)

Bước 9: Xác nhận kết quả thi hành án (Điều 53 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014)

>>> Đọc thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự

Tư vấn về thi hành án bằng tiền lương

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  • Tư vấn, giải thích các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong thi hành án dân sự;
  • Tư vấn, hỗ trợ, đại diện theo ủy quyền trong các công việc với các cơ quan thi hành án;
  • Soạn thảo các văn bản, đơn từ liên quan trong quá trình thi hành án;
  • Thực hiện khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi thân chủ nếu trong quá trình điều tra, thi hành án có phát hiện sai phạm.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự

Qua các nội dung mà Luật L24H đã chia sẻ trên, chúng tôi đã giải đáp cho quý độc giả những thắc mắc của mình về vấn đề tiền lương được dùng để thi hành án như thế nào. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến lĩnh vực thi hành án dân sự, quý độc giả có thể tham khảo luật sư TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc một cách tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (50 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716