Thủ tục thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại là thủ tục nhằm xử lý pháp nhân thương mại phạm tội. Pháp nhân thương mại phạm tội là việc pháp nhân thương mại có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật, cụ thể là bộ luật hình sự Việt Nam.

Pháp nhân thương mại phạm tội

Pháp nhân thương mại phạm tội

Phí thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 55/2020/NĐ-CP, quy định về kinh phí bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:

  • Kinh phí bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại do ngân sách nhà nước chi trả.
  • Kinh phí thực hiện thi hành án đối với pháp nhân thương mại của cơ quan thi hành án hình sự được dự toán trong nguồn kinh phí phục vụ công tác thi hành án hình sự hằng năm.
  • Kinh phí thực hiện các hoạt động thi hành án đối với pháp nhân thương mại của các cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại được dự toán, quyết toán vào kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan đó.

Như vậy, kinh phí bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại được đảm bảo theo  nguồn ngân sách nhà nước chi trả.

Thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại

thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại

thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Hồ sơ thi hành án

Theo quy định, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Căn cứ theo quy định tại Điều 161 Luật Thi hành án hình sự 2019 về Hồ sơ thi hành án như sau:

  • Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
  • Quyết định thi hành án;
  • Giấy triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại;
  • Văn bản của cơ quan thi hành án hình sự yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án;
  • Thông báo của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại cho cơ quan thi hành án hình sự về thực hiện yêu cầu trong thi hành án và việc chấp hành án của pháp nhân thương mại;
  • Báo cáo của pháp nhân thương mại về việc chấp hành án;
  • Tài liệu thể hiện việc công bố thông tin về thi hành án theo quy định của Luật này;
  • Biên bản về thi hành án;
  • Tài liệu về việc cưỡng chế thi hành án (nếu có);
  • Tài liệu về việc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này;
  • Tài liệu khác có liên quan.

Trình tự thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về trình tự cơ bản thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại như sau

Bước 1: Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án

  • Cơ quan thi hành án hình sự khi nhận được bản án, quyết định thi hành án bắt buộc phải kiểm tra đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Thi hành án hình sự 2019.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự phải ra quyết định phân công cán bộ thụ lý việc thi hành án để thực hiện thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải thực hiện các công việc, biện pháp theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện cho cơ quan thi hành án hình sự.

CSPL: Điều 5 Nghị định 55/2020/NĐ-CP

Bước 2: Xác định cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có trách nhiệm trong thi hành án

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự phải ra quyết định về danh sách các cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và gửi văn bản yêu cầu phối hợp tổ chức thi hành án đối với pháp nhân thương mại cho các cơ quan đó, kèm theo quyết định thi hành án.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự về việc thực hiện yêu cầu trong thi hành án và việc chấp hành án của pháp nhân thương mại để theo dõi, lưu hồ sơ thi hành án.

CSPL: Điều 6 Nghị định 55/2020/NĐ-CP

Bước 3: Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thông báo, yêu cầu thi hành án

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi giấy triệu tập đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thực hiện việc thông báo và yêu cầu thi hành án.
  • Cơ quan thi hành án hình sự gửi thông báo về việc triệu tập và làm việc với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại cho Viện kiểm sát cùng cấp biết và phân công Kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát (nếu cần thiết).
  • Trong trường hợp người được triệu tập không thể có mặt vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, cơ quan thi hành án hình sự lùi buổi làm việc sang thời điểm khác nhưng không được quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
  • Trường hợp người được triệu tập cố tình không có mặt theo đúng thời hạn triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự lập biên bản vắng mặt và vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án.

CSPL: Điều 7 Nghị định 55/2020/NĐ-CP

Bước 4: Thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành án của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án như sau:

  • Pháp nhân thương mại phải thực hiện việc báo cáo cơ quan thi hành án hình sự bằng văn bản về tình hình, kết quả chấp hành án theo định kỳ 03 tháng một lần (trừ trường hợp thời hạn chấp hành án dưới 03 tháng).
  • Cơ quan thi hành án hình sự báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng về kết quả thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp:

  • Việc cấp và gửi giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 166 Luật Thi hành án hình sự.
  • Đối với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, cơ quan thi hành án hình sự cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn chấp hành án;
  • Đối với hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, khi có căn cứ xác định pháp nhân thương mại không còn khả năng khôi phục hoạt động trở lại thì cơ quan thi hành án hình sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại xác minh, lập biên bản làm căn cứ kết thúc việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại;
  • Đối với biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, biện pháp tư pháp buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra, cơ quan thi hành án hình sự cấp giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong biện pháp tư pháp.

Quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án

Điều 162 Luật thi hành án hình sự quy định về quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án

Pháp nhân thương mại chấp hành án có các quyền sau đây:

  • Được thông báo về việc thi hành án;
  • Được nhận các quyết định liên quan trong quá trình chấp hành án;
  • Được khiếu nại về thi hành án;
  • Được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này;
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Pháp nhân thương mại chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:

  • Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án;
  • Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự;
  • Công bố và niêm yết công khai quyết định thi hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt và biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật này;
  • Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành án.

Tư vấn về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Luật sư bào chữa cho pháp nhân thương mại

Luật sư bào chữa cho pháp nhân thương mại

  • Luật sư tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ.
  • Luật sư có trách nhiệm đăng ký bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
  • Luật sư luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật

Hy vọng bạn đọc đã nắm được cơ bản thông tin về thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716