Vụ án tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc nắm rõ quy định về Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về thời hạn khởi kiện, trường hợp áp dụng và không áp dụng, cách tính thời hạn khởi kiện cho từng trường hợp cụ thể, cũng như xác định thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án Việt Nam. Nhờ đó, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời thực hiện các bước khởi kiện đúng thời hạn và hiệu quả.
Cách tính thời hiệu vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
Thời hiệu trong vụ án dân sự
Căn cứ theo khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Trường hợp thời hạn đó kết thúc, chủ thể sẽ mất quyền yêu cầu giải quyết vụ án dân sự.
Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng
Thế nào là vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
Căn cứ tại khoản 2 Điều 464 quy định các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
Thời hiệu khởi kiện của vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định dựa trên pháp luật áp dụng đối với vụ việc dân sự đó, căn cứ theo Điều 671 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện của vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Nghĩa là pháp luật Việt Nam không thể đương nhiên được áp dụng. Thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà pháp luật nước đó áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng.
Thời hiệu khởi kiện sẽ tùy thuộc vào pháp luật quốc gia áp dụng
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam
Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam
Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trọng vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:
- Vụ án dân sự đố có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
- Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
Đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 470 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:
Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự;
- Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
- Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
- Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật sư tư vấn thời hiệu khởi kiện dân sự có yếu tố nước ngoài
- Soạn thảo các văn bản liên quan để khởi kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Tư vấn pháp luật liên quan tới vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài;
- Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
- Tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách là đại diện đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có được kiến thức cơ bản về thời hiệu khởi kiện tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm. Hãy luôn ghi nhớ những quy định này để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân một cách tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Giải quyết tranh chấp dân sự, vui lòng liên hệ với luật sư tư vấn luật dân sự của chung tôi qua Hotline 1900633716 để được hỗ trợ thêm.