Theo quy định thời hiệu, có thể yêu cầu thi hành án quá hạn không?

Có thể yêu cầu thi hành án quá hạn không khi mà mặc dù pháp luật không quy định cụ thể thời gian thi hành xong một việc thi hành án dân sự. Tùy trường hợp mà hiệu quả thi hành án nhanh hoặc chậm, nếu hết thời hiệu thi hành án thì có thể yêu cầu, đề nghị thi hành án. Bài viết tôi sẽ cung cấp dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc.

Yêu cầu thi hành án quá hạn

Yêu cầu thi hành án quá hạn

Thi hành án là gì?

Thi hành án là thủ tục tố tụng tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bản chất thi hành án là hoạt động chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử với cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án là bao lâu?

Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

Thời hiệu yêu cầu thi hành án:

  • Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực; trong trường hợp được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn; trong trường hợp bản án, quyết định theo định kỳ thì thời hạn 05 năm áp dụng từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
  • Trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thì thời gian hoãn không được tính vào thời hiệu yêu cầu, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý.
  • Trường hợp người yêu cầu chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án thì không tính vào thời hiệu yêu cầu.

Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 3  và Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008.

 Cục thi hành án xem xét đơn yêu cầu

 Cục thi hành án xem xét đơn yêu cầu

Ai có quyền yêu cầu thi hành án?

Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014, người có quyền yêu cầu thi hành án là tự đương sự hoặc đương sự ủy quyền cho người khác, có thể trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Trường hợp nào có thể yêu cầu thi hành án dân sự quá hạn

Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng (thiên tai, hỏa hoạn, địch họa) hoặc trở ngại khách quan (không nhận được bản án, quyết định mà không do lỗi của đương sự, …) dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hạn theo đúng thời hiệu thì có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án về việc chấp thuận yêu cầu thi hành án quá hạn.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 33/2020/NĐ-CP  sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
  • Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn

quá hạn thi hành án

quá hạn thi hành án

>>>Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự

Luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu thi hành án

  • Tư vấn hồ sơ yêu cầu thi hành án dân sự
  • Tư vấn về cơ quan tiếp nhận yêu cầu
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục yêu cầu thi hành án quá hạn
  • Tư vấn, hỗ trợ đương sự yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành bản án đã có hiệu lực, hoặc tạm hoãn, đình chỉ thi hành.
  • Tư vấn, hỗ trợ đương sự trong việc khiếu nại các quyết định của cơ quan thi hành án dân sự.

Như vậy, bài viết chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc về kiến thức pháp lý có thể yêu cầu thi hành án quá hạn không. Trong các trường hợp vì lý do đặc thù dẫn đến đương sự không thể yêu cầu thi hành án thì vẫn được pháp luật bảo vệ một phần quyền lợi của mình. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc về vấn đề trên cần luật sư TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, giải quyết các khiếu nại liên quan vui lòng gọi về Hotline 1900.633.716  để được tư vấn, hỗ trợ trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.8 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,852 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716