Chậm thi hành án có phải trả tiền lãi chậm trả?

Chậm thi hành án có phải trả tiền lãi? là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người khi mà việc chậm thi hành án ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp người được thi hành án. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng và đưa ra cách xác định thời điểm tính và cách tính tiền lãi phát sinh do chậm thi hành án hiện nay. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Chậm thi hành án có phải trả tiền lãi không

Chậm thi hành án có phải trả tiền lãi không

Thời gian tự nguyện thi hành án là bao lâu?

Về thời hạn tự nguyện thi hành án được quy định như sau:

Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Như vậy, sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án thì thời hạn tự nguyện thi hành án 10 ngày.

CSPL:  Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin hoãn thi hành án dân sự

Bên phải thi hành án chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được quy định như sau:

Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Theo đó nếu bên phải thi hành án chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải có trách nhiệm: trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

CSPL: khoản 1 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015

trường hợp bên thi hành án chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

trường hợp bên thi hành án chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Thời gian hoãn thi hành án thì có phải chịu lãi thi hành án chậm không?

Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền thi hành án được quy định như sau:

  • Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Như vậy thời gian hoãn thi hành án có thể sẽ phải chịu lãi thi hành án chậm. Tuy nhiên, các bên sẽ được tự thỏa thuận về lãi suất nhưng không được quá mức lãi suất mà nhà nước quy định.

CSPL: khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015

Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo quy định trên lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không vượt quá 10%/năm của khoản tiền chậm trả.

Hướng dẫn tính lãi suất chậm thi hành án dân sự

Hướng dẫn tính lãi suất chậm thi hành án dân sự

Thời gian bắt đầu tính lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Thời gian bắt đầu tính lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền chậm trả được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn thì thời gian chậm trả nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày hết “thời gian hợp lý” đến thời điểm xét xử sơ thẩm. “Thời gian hợp lý” quy định tại Điều 474 của Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 477 của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 469 của Bộ luật Dân sự năm 2015 do Tòa án căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thông báo;
  • Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn thì thời gian chậm trả nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày hết kỳ hạn vay đến thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc chưa trả bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày phải trả lãi trên nợ gốc đến thời điểm xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

CSPL: khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP

Luật sư tư vấn các vấn đề pháp ý về việc chậm thi hành án

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chậm thi hành án;
  • Hỗ trợ quý khách hàng tính mức lãi suất khi bên thi hành án chậm thi hành;
  • Chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục: khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo;
  • Soạn thảo các giấy tờ liên quan: đơn khiếu nại quyết định hành chính, xử phạt, hành vi hành chính, đơn tố cáo;
  • Liên hệ, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hướng dẫn thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

>>> Tham khảo thêm về: Hướng dẫn thủ tục khiếu nại chậm thi hành án dân sự

Như vậy, nếu bên phải thi hành án chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của Quý độc giả  thì việc có luật sư hỗ trợ tính mức lãi suất khi bên thi hành án chậm thi hành là vô cùng cần thiết. Nên nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần Luật sư TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ tư vấn trực tuyến, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn phí luật sư tư vấn 1900.633.716  để được Luật sư dân sự lắng nghe và tận tình giải đáp.

Scores: 4.5 (30 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,842 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716