Phạm vi xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm trong tố tụng dân sự là một khía cạnh quan trọng của hệ thống tư pháp, đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm công bằng và minh bạch trong quá trình xử lý các vụ án dân sự của Tòa án. Về quy định này, bài viết sau đây chúng tôi sẽ trình bày những nội dung liên quan như về thời hạn kháng cáo và thẩm quyền của những chủ thể liên quan.
Phạm vi xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án của Tòa án cấp sơ thẩm
Về thời hạn kháng cáo:
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
- Trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
- Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Về thời hạn kháng nghị:
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 280 BLTTDS 2015 thì thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án.
- Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
Quy định chung về xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự trong trường hợp nào?
Khi bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền kháng cáo, yêu cầu tòa cấp trên giải quyết lại một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
Người có thẩm quyền kháng cáo được quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 bao gồm:
- Đương sự;
- Người đại diện hợp pháp của đương sự;
- cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 278 của Bộ luật này, khi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp thấy rằng bản án sơ thẩm chưa đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của đương sự cũng có thể yêu cầu kháng nghị.
Phạm vi xét xử phúc thẩm
Căn cứ theo Điều 293 BLTTDS 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
>>>Xem thêm: Có được thay đổi kháng cáo tại phiên xử phúc thẩm vụ án dân sự không
Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm
Về thành phần tham gia phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 294 BLTTDS 2015, cụ thể gồm:
- Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Như vậy, có thể thấy được tính nghiêm minh của pháp luật qua quy định những thành phần được tham gia phiên tòa. Qua đó, ta cần chấp hành nghiêm túc để bảo đảm tính nghiêm minh đó.
Thành phần tham gia phiên tòa phúc thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
Căn cứ Điều 308 BLTTDS 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sau đây:
- Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
- Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm được quy định cụ thể, rõ ràng trong luật. Vì thế, Hội đồng xét xử phải chấp hành đúng phạm vi quyền hạn của mình để phiên tòa được thực hiện đúng pháp luật.
Luật sư tư vấn thủ tục xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm trong tố tụng dân sự
Dịch vụ luật sư tư vấn phạm vi xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm trong tố tụng dân sự bao gồm các hoạt động sau:
- Cung cấp dịch vụ đại diện khách hàng tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm
- Tư vấn quy định về quy trình xét xử phúc thẩm.
- Hỗ trợ trong việc chuẩn bị các văn bản pháp lý cần thiết cho quá trình xét xử phúc thẩm.
- Tư vấn các quy định pháp luật về thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn từ liên quan đến thủ tục kháng cáo như đơn kháng cáo, đơn đề nghị Viện kiểm sát kháng nghị.
- Luật sư bảo vệ quyền lợi trong phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự
Dịch vụ tư vấn phạm vi xét xử phúc thẩm dân sự
Như vậy, trong trường hợp cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình không được đảm bảo, đương sự có quyền kháng cáo để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Bài viết trên đã cung cấp đến quý bạn đọc những quy định chung về xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Nếu có thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.633.716, Luật sư TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của LUẬT L24H để được hỗ trợ.
>>>Bài viết có thể bạn quan tâm: