Vi phạm việc không thi hành án hành chính lần đầu có bị phạt hình sự

Vi phạm việc không thi hành án hành chính lần đầu là vấn đề không mới nhưng lại khá phổ biến hiện nay. Có nhiều ý kiến cho rằng, việc không thi hành án hành chính lần đầu có thể bị xử phạt hình sự. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời cho ý kiến trên và những vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi không thi hành án hành chính lần đầu.

Quy định về việc không thi hành án hành chính

Quy định về việc không thi hành án hành chính

Khái niệm thi hành án hành chính

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 do Chính phủ ban hành quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của toà án, quy định: “Thi hành án hành chính là việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành quy định tại Điều 309 Luật Tố tụng hành chính, trừ quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính”.

Căn cứ tại Điều 309 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành, bao gồm:

  • Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
  • Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
  • Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.
  • Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 296 của Luật Tố tụng hành chính 2015.
  • Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.

Đối tượng phải thi hành án hành chính

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP thì người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành.

Đối tượng bị khởi kiện trong các vụ án hành chính là những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền.

Do đó, người phải thi hành án trong trường hợp này là các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước. Đặc biệt là một số đối tượng phổ biến khi người phải thi hành án là UBND hoặc Chủ tịch UBND. Với đặc thù như vậy, nên việc thi hành các bản án hành chính gặp nhiều khó khăn.

Thời hạn thi hành án hành chính là bao lâu

  • Theo đó, tùy từng trường hợp khác nhau mà thời hạn thi hành án hành chính là khác nhau. Pháp luật quy định cho người phải thi hành bản án, quyết định hành chính thi hành ngay bản án, quyết định đối với những trường hợp bản án, quyết định phải thi hành ngay hoặc trong thời hạn 30 ngày tùy vào từng loại việc cụ thể và việc thi hành này là tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 311 Luật tố tụng hành chính 2015.
  • Đối với trường hợp quá thời hạn quy định thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định hành chính khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án.
  • Theo Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính do Tòa án gửi. Khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện theo dõi việc thi hành án hành chính.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ra văn bản thông báo về việc tự nguyện thi hành án gửi người phải thi hành án.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, Chấp hành viên được phân công theo dõi việc thi hành án phải làm việc với người phải thi hành án để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án.
  • Cơ quan thi hành án dân sự có văn bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.

Không thi hành án hành chính lần đầu có bị xử lý hình sự không

Xử phạt hành vi không thi hành án hành chính lần đầu

Xử phạt hành vi không thi hành án hành chính lần đầu

Đối với người trực tiếp thi hành án

Tại Điều 379 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về tội không thi hành án như sau:

“Tội không thi hành án

  1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;

c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;

d) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

2.

….”

Theo quy định trên thì người trực tiếp thi hành án mà không thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau theo quy định của pháp luật dù là vi phạm lần đầu cũng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đồng thời còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp có các tình tiết tăng nặng thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 10 năm.

Lưu ý: người phạm tội trong trường hợp này phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành bản án/quyết định của Tòa án.

Đối với người ra quyết định thi hành án

Tương tự như người trực tiếp thi hành án thì người có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 379 Bộ luật Hình sự 2015 thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù là vi phạm lần đầu như phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm,…

Lưu ý: người phạm tội trong trường hợp này phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành bản án/quyết định của Tòa án.

 

Luật sư tư vấn về việc thi hành án

Luật sư tư vấn các vấn đề về thi hành án

Luật sư tư vấn các vấn đề về thi hành án

  • Tư vấn về thời hạn thi hành án hành chính
  • Tư vấn về các trường hợp được hoãn thi hành án
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người thi hành án
  • Soạn thảo các giấy tờ pháp lý xin tạm hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật
  • Các vấn đề pháp lý khác

Như vậy, hành vi không thi hành án hành chính lần đầu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành theo quy định của pháp luật. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên cần luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí bạn có thể liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716