Tranh chấp hợp đồng là một vấn đề pháp lý thường gặp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên liên quan. Bài viết này sẽ tập trung vào vấn đề thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp hợp đồng, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình một cách hiệu quả. Nắm rõ quy định về thời hiệu khởi kiện sẽ giúp bạn hành động đúng thời hạn, tránh những hậu quả đáng tiếc do quá hạn khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là gì?
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các cá nhân có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng. Theo quy định là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Căn cứ Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.
Khởi kiện tranh chấp hợp đồng như thế nào?
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng
- Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng theo mẫu 23-DS quy định ở Nghị quyết số 01/2017/NQ – HĐTP.
- Hợp đồng, văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng.
- Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có).
- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có).
- Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng, các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng.
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp.
- Các tài liệu giao dịch khác (nếu thấy cần thiết).
Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng lên tòa án có thẩm quyền
- Bước 3: Tòa án có thẩm quyền thụ lý xét xử
- Bước 4: Chuẩn bị xét xử
- Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Căn cứ từ Điều 189 đến Điều 198 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>>> Tham khảo thêm cách giải quyết một số trường hợp tranh chấp hợp đồng thường gặp:
- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất
- Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
- Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản
- Tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng đồng
Căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng
- Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Căn cứ Điều 184, Điều 150, Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.
>>> Tham khảo thêm về dịch vụ tư vấn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp hợp đồng.
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp hợp đồng
Là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện bên dưới:
Một là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
Hai, trường hợp chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ba là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
- Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân.
- Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng
Cơ quan có thẩm giải quyết tranh chấp gồm: Hội đồng trọng tài, tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết với hầu hết các tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tòa án được xác định như sau:
Thẩm quyền theo vụ việc
Xác định thẩm quyền theo vụ việc là xác định vụ việc tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án hay không. Cụ thể:
- Tranh chấp hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.
- Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại.
- Tranh chấp hợp đồng lao động.
Căn cứ Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Thẩm quyền theo cấp xét xử
Luật tổ chức Tòa án nhân dân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án thành các cấp như sau:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân cấp cao;
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh): phúc thẩm Tranh chấp về giao dịch dân sự; hợp đồng dân sự; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
- Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện): xét xử sơ thẩm tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về hợp đồng lao động,…
- Tòa án quân sự.
Căn cứ Điều 30, Điều 35, Điều 36, Điều 37, 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thẩm quyền theo lãnh thổ
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng về dân sự, thương mại, lao động.
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động.
- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Căn cứ Điều 26, Điều 28, Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự
Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp:
- Không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
- Tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.
- Bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.
- Tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết.
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.
- Các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
- Tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Luật sư tư vấn khởi kiện tranh chấp hợp đồng
- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng.
- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp.
- Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng.
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin.
- Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là vấn đề mà các cá nhân, tổ chức cần quan tâm để hạn chế những rủi ro phát sinh nếu có tranh chấp. Khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra, Quý Độc giả cần xem xét khi nào hết thời hiệu khởi kiện để có sự chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ theo đúng trình tự thủ tục mà bài viết đã đề cập. Quý Độc giả có thể tham khảo nội dung trên đây, nếu có thắc mắc cần được luật sư tư vấn hợp đồng vui lòng liên hệ số hotline 1900.633.716 để nhận được sự hỗ trợ tận tình của chúng tôi. Xin cảm ơn!
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng bảo hiểm