Các điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm vào dịp Tết

Các điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm vào dịp Tết là những điều mà cán bộ, công chứng, viên chức không được phép thực hiện trong dịp lễ tết sắp tới. Nếu có hành vi vi phạm, cán bộ, công chức và viên chức có thể xử phạt tương ứng với mức độ vi phạm của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan về nội dung trên, mời quý khách tham khảo..

Những điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm dịp Tết

Những điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm dịp Tết

Công chức là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo đó, công chức được hiểu là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Viên chức là gì?

Khái niệm về viên chức được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010. Cụ thể viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, có hiểu đơn giản viên chức trước hết phải là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí làm việc bằng hợp đồng làm việc và nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập nơi mà viên chức trực tiếp làm việc. Các khái niệm về vị trí làm việc, đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ hợp đồng của viên chức sẽ lần lượt được quy định tại Điều 7, Điều 9 Luật Viên chức năm 2010 và Điều 25 Luật Viên chức năm 2010 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức năm 2019.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Theo Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức phải tuân theo những nguyên tắc sau:

1. Bảo đảm khách quan, công bằng; công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.

3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

  • Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
  • Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa; việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ để xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.

5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.

6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.

7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

8. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

9. Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.

10. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm. Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.

11. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.

Như vậy, việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ và đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc trên.

Những điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm vào dịp Tết

Căn cứ Điều 3 Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2023, trong dịp Tết, cán bộ, công chức, viên chức không được thực hiện các hành vi sau:

  • Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp;
  • Không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố;
  • Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức;
  • Cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công;
  • Không tham gia các hoạt động mê tín; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi…

Như vậy, trong dịp Tết âm lịch sắp tới, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được thực hiện các hành vi được liệt kê ở trên.

Thủ tục tố cáo cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Điều 12 Luật Tố cáo 2018, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức được quy định như sau

Thứ nhất, đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thẩm quyền giải quyết thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

Thứ hai, đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thẩm quyền giải quyết thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Thứ ba, đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

Thứ tư, đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:

  • Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
  • Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
  • Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
  • Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
  • Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

Thứ năm, đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

Thứ sáu, đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.

Thứ bảy, Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Như vậy, tùy từng trường hợp, thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo cũng sẽ khác nhau. Qua đó, người phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức cần căn cứ vào phần trình bày ở trên và tình hình thực tế của mình để xác định thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo của mình.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ, công chức, viên chức

Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ, công chức, viên chức

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 9, khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018, để thực hiện tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, người tố cáo cần chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau:

Thứ nhất, đơn tố cáo.

Đơn tố cáo cần có đầy đủ các thông tin sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
  • Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Thứ hai, các giấy tờ pháp lý của người tố cáo như: căn cước công dân, chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng, hộ chiếu.

Thứ ba, các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức.

Để tránh trường hợp phải bổ sung hồ sơ tố cáo hoặc đơn tố cáo không được thụ lý, giải quyết, người tố cáo cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kể trên.

Thủ tục giải quyết

Thủ tục giải quyết tố cáo cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như sau:

Bước 1: Tố cáo hành vi vi phạm đến người có thẩm quyền giải quyết tố cáo

Người tố cáo có thể thực hiện tố cáo bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý ban đầu thông tin tố cáo:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo:

  • Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo;
  • Trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

Bước 3: Thụ lý và xác minh tố cáo:

Trong thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018, người giải quyết tố cáo sẽ thực hiện các công việc như sau:

  • Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày thụ lý, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo nội dung được tố cáo cho người bị tố cáo biết;
  • Tiến hành tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo
  • Tạo điều kiện để người được tố cáo giải trình, đưa ra các tài liệu, chứng cứ chứng minh.
  • Sau khi xem xét nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo người giải quyết tố cáo:

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Tố cáo tiếp tiếp (nếu có):

  • Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó. Nếu có căn cứ việc giải quyết tố cáo trước đó có sai phạm thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo.

Cơ sở pháp lý: từ Điều 22 đến Điều 40 Luật Tố cáo 2018.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục tố cáo cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật

Để hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục tố cáo hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, Luật L24H cung cấp các dịch vụ pháp lý sau:

  • Tư vấn hình phạt đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức.
  • Tư vấn chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện tố cáo hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ công chức, viên chức.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, đơn từ phục vụ cho quá trình tố cáo.
  • Tư vấn luật khiếu nại, tố cáo, Quy định về giải quyết tố cáo
  • Nhận đại diện theo ủy quyền để nhân danh, thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan.

Tư vấn thủ tục tố cáo cán bộ, công chức, viên chức

Tư vấn thủ tục tố cáo cán bộ, công chức, viên chức

Như vậy, trong dịp lễ tết sắp đến, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được thực hiện một số điều nhất định. Nếu vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức trên sẽ bị áp dụng hình phạt tương ứng với mức độ vi phạm của mình. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên, hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư quý khách có thể liên hệ với L24H qua hotline 1900.633.716 để nhận được sự tư vấn từ luật sư hành chính, hỗ trợ trực tuyến miễn phí.

Một số bài viết liên quan công chức và viên chức Luật L24H đã chia sẻ có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích cho quý đọc giả

Scores: 4.6 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716