Nhà xe tự ý tăng giá vé xe dịp Tết bị xử phạt như thế nào?

Nhà xe tự ý tăng giá vé xe dịp tết luôn là nỗi bức xúc mỗi dịp tết đến xuân về. Nhìn chung, vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Lợi dụng tình trạng này, rất nhiều nhà xe tự ý tăng giá vé so với giá đã niêm yết. Vậy chế tài xử phạt đối với hành vi này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết này!

Nhà xe tự ý tăng giá vé xe dịp tết 

Nhà xe tự ý tăng giá vé xe dịp tết

Quy định về việc niêm yết giá trong kinh doanh dịch vụ vận tải

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2021 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định, đơn vị tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư 12/2020/TT-BGTVT) phải thực hiện nhiệm vụ, như sau:

  • Niêm yết tại quầy bán vé các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải, tên tuyến, giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại phụ lục 22 ban hành kèm theo thông tư này, lịch xe xuất bến của từng chuyến xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước.

Đồng thời, khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2021 sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT phải thực hiện nhiệm vụ, như sau:

  • Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo thông tư này.

Ngoài ra, khoản 4 Điểm 1 Thông tư 02/2021 sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT phải thực hiện nhiệm vụ, như sau:

  • Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở GTVT nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.

Như vậy, giá vé xe được niêm yết tại một số nơi:

  • Quầy bán vé.
  • Mặt ngoài hai bên thân xe hoặc cánh cửa xe.
  • Trong xe

Pháp luật quy định cụ thể việc niêm yết giá vé xe

Pháp luật quy định cụ thể việc niêm yết giá vé xe

Các trường hợp vi phạm về việc niêm yết giá trong kinh doanh dịch vụ vận tải.

Việc niêm yết giá trong kinh doanh dịch vụ vận tải là một phần quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong thị trường. Việc không tuân thủ các quy định có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Dưới đây là một số trường hợp mà có thể bị coi là vi phạm về việc niêm yết giá trong kinh doanh dịch vụ vận tải:

  • Thiếu minh bạch giá cước: Doanh nghiệp vận tải cần công bố rõ ràng và minh bạch về giá cước dịch vụ của mình. Nếu không công bố hoặc thông tin không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng có thể bị coi là vi phạm.
  • Thay đổi giá mà không thông báo: Nếu doanh nghiệp vận tải thay đổi giá mà không thông báo trước cho khách hàng, điều này có thể bị coi là không minh bạch và là vi phạm.
  • Áp đặt giá cước không công bằng: Ví dụ như lợi dụng tình trạng thị trường hoặc thách thức cạnh tranh, có thể bị coi là vi phạm.
  • Phí ẩn: Nếu có các chi phí ẩn không được công bố rõ ràng, điều này có thể dẫn đến vi phạm về minh bạch giá cước.
  • Chênh lệch giá đối với các đối tượng khách hàng khác nhau: Nếu doanh nghiệp vận tải áp dụng chênh lệch giá đối với các đối tượng khách hàng mà không có lý do hợp lý, có thể bị coi là đối xử không công bằng và là vi phạm.
  • Vi phạm quy định của cơ quan quản lý: Nếu doanh nghiệp vận tải không tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý về niêm yết giá, có thể bị xem xét là vi phạm.

Hành vi vi phạm quy định về việc quản lý trong dịch vụ vận tải bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định 100/2019/NĐ-CP) như sau:

  • Trường hợp không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đối với trường hợp không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải

Ngoài ra, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định một số mức phạt áp dụng với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe trong trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định:

  • Phạt tiền từ 600 – 800.000 đồng: Đối với lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định;
  • Phạt tiền từ 300 – 400.000 đồng: Đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.

Cơ sở pháp lý:  Điểm b Khoản 4 Điều 28;  Điểm d Khoản 6 Điều 28; Điểm l Khoản 3 Điều 23; Khoản 3 Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xử phạt theo quy định pháp luật

Xử phạt theo quy định pháp luật

Khi bị nhà xe tự ý tăng giá vé thì phải làm sao?

Để bảo vệ quyền lợi của mình khi gặp trường hợp nhà xe tăng vé xe bất hợp lý, người dân có thể gọi đến các đường dây nóng để phản ánh và sau đó các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp đối với những nhà xe có hành vi vi phạm này theo quy định của pháp luật.

  • Hotline: 0995.67.67.67 hoặc 069.2342608 của Cục CSGT về hành vi tăng giá vé quá quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
  • Hotline: 0876669855 của Vụ Vận tải – Tổng cục Đường bộ Việt Nam về hành vi công tác bán vé, hành vi tăng giá vé quá quy định.

Dịch vụ luật sư hỗ trợ tư vấn hướng xử lý khi bị nhà xe tăng giá vé xe dịp tết?

Trong trường hợp phản ảnh của quý độc giả chưa mang lại kết quả mong muốn. Luật L24H cung cấp dịch vụ luật sư hỗ trợ, tư vấn hướng xử lý khi bị nhà xe tăng giá vé xe như sau:

  • Tư vấn về các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm khi tự ý tăng giá vé xe ngày tết.
  • Tư vấn về các trường hợp bị xử phạt, mức xử phạt hành vi tự ý tăng giá vé xe.
  • Soạn thảo các đơn từ, văn bản cần thiết yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý tăng giá vé xe ngày tết
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; liên hệ, làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo hành vi không xử phạt hành vi tăng giá vé xe ngày tết.

Như vậy, khi tự ý tăng giá vé xe dịp tết sẽ bị phạt tiền tùy vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo các mức phạt khác nhau. Bài viết trên đã cung cấp các quy định pháp luật về xử phạt hành vi tự ý tăng giá vé xe dịp tết. Nếu quý khách muốn luật sư tư vấn rõ hơn về vấn đề của mình thì có thể liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được Luật sư hành chính hỗ trợ kịp thời miễn phí.

Scores: 4.6 (47 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,961 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716