Đi làm vào các ngày tết nguyên đán được tính lương như thế nào?

Đi làm vào các ngày tết nguyên đán được tính lương như thế nào là điều người lao động cần biết. Bởi thay vì dành ngày nghỉ lễ bên gia đình, thì một số người lao động đi làm vào dịp Tết Nguyên Đán để hỗ trợ doanh nghiệp và một số nguyên nhân khác. Do đó việc tính lương và cách chấm công cũng sẽ có sự thay đổi. Để hiểu hơn về việc này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lương đi làm vào dịp Tết được tính như thế nào

Lương đi làm vào dịp Tết được tính như thế nào

Quy định về tiền lương khi làm vào các ngày lễ, Tết

Theo khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động và điều kiện lao động thì người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Khi nào doanh nghiệp được thuê người lao động vào ngày Tết Nguyên Đán

Căn cứ Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:

Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động:

Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thì các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây: Thời gian làm thêm; Địa điểm làm thêm; Công việc làm thêm.

Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Từ quy định trên thì người lao động có quyền thỏa thuận thời gian làm việc ngày Tết Nguyên đán với người sử dụng lao động, trừ trường hợp tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp người lao động đồng ý làm việc ngày Tết Nguyên đán cần ký vào văn bản theo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Đi làm vào các ngày Tết có nghỉ bù không?

Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ hàng tuần như sau:

  • Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
  • Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
  • Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, theo pháp luật hiện nay thì chưa có quy định nào về việc người lao động đi làm ngày lễ, Tết được nghỉ bù vào ngày khác. Trường hợp người lao động đi làm vào ngày lễ thì sẽ được tính lương làm thêm giờ theo quy định.

Quy định nghỉ bù khi đi làm vào dịp Tết

Quy định nghỉ bù khi đi làm vào dịp Tết

Cách tính lương mà người lao động được nhận khi đi làm trong dịp lễ, Tết

Tiền lương làm thêm theo giờ, theo ca

Căn cứ tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm theo giờ như sau:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  • Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Căn cứ Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau: Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương làm thêm giờ x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ  làm thêm

Tiền lương làm thêm vào ban ngày, ban đêm

Căn cứ tại Khoản 2, 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm vào ban đêm như sau:

  • Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
  • Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết

Căn cứ Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau: Tiền lương làm việc vào ban đêm theo khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được tính theo công thức sau: Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%) x Số giờ làm việc vào ban đêm

Căn cứ Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau: Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được hưởng tiền lương tính theo công thức sau: Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) = Số giờ làm thêm vào ban đêm

Như vậy, người lao động cần nắm rõ cách tính mức lương khi làm thêm vào các ngày Tết sẽ đảm bảo được lợi ích của bản thân, hạn chế việc lợi dụng sức lao động từ người sử dụng lao động để thu lợi cho họ.

Những lưu ý khi sử dụng người lao động vào dịp lễ, Tết ở Việt Nam

Doanh nghiệp khi sử dụng người lao động vào dịp lễ, Tết ở Việt Nam cần lưu ý:

  • Không ép người lao động tăng ca khi làm việc vào dịp lễ, Tết
  • Tính lương và trả lương đầy đủ cho người lao động làm việc vào dịp lễ, Tết
  • Giới hạn giờ làm thêm vào ngày lễ, Tết theo quy định
  • Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc vào dịp lễ, Tết

Tư vấn hướng xử lý khi người lao động bị ép đi làm ngày Tết

Luật sư tư vấn hướng xử lý khi người lao động động bị ép đi làm ngày Tết như sau:

  • Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật khi người lao động bị ép đi làm ngày Tết
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản khởi kiện doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Tết
  • Hỗ trợ khách hàng khi thực hiện các thủ tục khởi kiện doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Tết
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước khi cần thiết
  • Luật sư được ủy quyền tham gia quá trình tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của Khách hàng.

Xem thêm: Không trả lương cho nhân viên, công ty bị xử phạt thế nào?

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Tiền lương của người lao động vào ngày nghỉ lễ tết được tính cao hơn so với ngày làm việc thông thường nhằm hỗ trợ cho họ vào dịp Tết sum vầy với gia đình. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người sử dụng lao động bắt ép nhân viên đi làm nhưng không trả công xứng đáng. Để biết thêm về hướng giải quyết khi không được trả tiền lương khi làm việc vào ngày Tết hay sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại của Luật L24H, Quý khách hãy nhanh chóng liên hệ Văn phòng Luật L24H qua số HOTLINE: 1900633716 để hỗ trợ kịp thời miễn phí

Scores: 4.8 (41 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716