Công chức, viên chức cản trở thi hành án là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở việc thi hành án. Qua đó, bản án, quyết định được thi hành sẽ bị thi hành chậm trễ, không thể thi hành hoặc thi hành không đầy đủ. Bài viết sẽ làm rõ hình phạt của công chức, viên chức khi cản trở thi hành án, mời quý khách tham khảo.
cản trở thi hành án bị xử lý như thế nào
Như thế nào là hành vi cản trở thi hành án?
Việc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của các bên trong tranh chấp. Do đó, mọi hành vi ngăn cản, làm cản trở thủ tục trên sẽ được xem là hành vi trái pháp luật.
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, cản trở việc thi hành án là hành vi trái pháp luật tác động đến quá trình thi hành án dẫn đến chậm thi hành, không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, công chức, viên chức bị xem là cản trở việc thi hành án hành chính khi có hành vi trái pháp luật tác động đến quá trình thi hành án dẫn đến chậm thi hành, không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
Xử lý hành vi cản trở thi hành án của Công chức, viên chức
Như đã trình bày ở trên, hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng, hành vi cản trở thi hành án cũng sẽ có mức xử phạt tương ứng. Cụ thể như sau:
Kỷ luật
Với hành vi cản trở thi hành án của mình, công chức, viên chức có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
- Chậm thi hành án.
- Chấp hành nhưng không đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án.
- Từ chối làm việc hoặc không cung cấp, cung cấp nhưng không đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan về quá trình, kết quả thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP.
- Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với người được thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Thứ hai, cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
- Có hành vi quy định tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều 21 Nghị định 71/2016/NĐ-CP và gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
- Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định tại Điều 23 Nghị định 71/2016/NĐ-CP.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Thứ ba, hạ bậc lương
Căn cứ Điều 23 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
- Có hành vi quy định tại khoản 1, 2 hoặc 3 Điều 21 Nghị định 71/2016/NĐ-CP và gây hậu quả nghiêm trọng.
- Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả nghiêm trọng.
Thứ tư, giáng chức
Căn cứ Điều 24 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính, để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ năm, cách chức
Căn cứ Điều 25 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.
Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định tại Điều 24 Nghị định 71/2016/NĐ-CP.
Thứ sáu, buộc thôi việc
Căn cứ Điều 26 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
- Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Bị phạt tù mà không được hưởng án treo về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.
Xử lý hình sự
Nếu hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm, hành vi trên có thể cấu thành nên Tội cản trở việc thi hành án theo Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015. Tội phạm trên có mức phạt như sau:
Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
- Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
- Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
Khung 2: phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;
- Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu hành vi cản trở thi hành án có đủ các yếu tố cấu thành Tội cản trở việc thi hành án theo Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015, công chức, viên chức có thể bị phạt tù đến 05 năm.
Xử lý khi công chức, viên chức cản trở thi hành án
>>> Xem thêm về: Tội chống người thi hành công vụ
Thủ tục tố cáo hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức
Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo tinh thần của Điều 23 Luật Tố cáo 2018, hồ sơ cần chuẩn bị để tố cáo công chức, viên chức cản trở thi hành án gồm:
- Đơn tố cáo: phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
- Giấy tờ pháp lý của người tố cáo;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại xảy ra (nếu có).
Như vậy, để tố cáo hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức, người tố cáo phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kể trên.
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Luật Tố cáo 2018, thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức được quy định như sau:
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước do người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó giải quyết.
Như vậy, tùy từng trường hợp khác nhau, người tố cáo có thể gửi hồ sơ tố cáo đến người đứng đầu cơ quan nơi công chức, viên chức có hành vi cản trở thi hành án làm việc hoặc người có thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan trong trường hợp người đứng đầu cơ quan này thực hiện hành vi cản trở thi hành án.
Trình tự giải quyết
Trình tự thủ tục tố cáo khi thấy hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức.
Bước 1: Gửi đơn tố cáo đến người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý tố cáo
Nếu hồ sơ tố cáo hợp lệ, nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
Bước 3: Thụ lý, xác minh tố cáo
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo .
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo.
Bước 4: Ra quyết định giải quyết tố cáo
Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Bước 5: Xử lý hành vi vi phạm của người bị tố cáo
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 22 đến Điều 40 Luật Tố cáo 2018
Luật sư hỗ trợ giải quyết khi bị cản trở thi hành án
Để hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục tố cáo công chức, viên chức có hành vi cản trở thi hành án, Luật L24H cung cấp các dịch vụ pháp lý sau:
- Tư vấn về hình phạt đối với hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức;
- Tư vấn chi tiết về trình tự, thủ tục tố cáo hành vi cản trở thi hành án của công chức, viên chức;
- Tư vấn luật khiếu nại, tố cáo, Quy định về giải quyết tố cáo
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản, đơn từ phục vụ cho quá trình tố cáo công chức, viên chức;
- Đại diện khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cử luật sư tham gia các phiên họp, buổi làm việc để giải quyết đơn tố cáo công chức, viên chức.
Luật sư tư vấn khi bị cản trở thi hành án
Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm của hành vi cản trở thi hành án, công chức, viên chức có thể bị kỷ luật hoặc xử lý hình sự. Do đó, khi phát hiện ra hành vi trên, quý khách có thể tố cáo đến người có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật hành chính, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900633716 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng miễn phí.
Một số bài viết liên quan công chức và viên chức Luật L24H đã chia sẻ có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích cho quý đọc giả