Đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép dịp Tết 2024 bị xử lý như thế nào?

Đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép dịp tết bị xử lý như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người vào dịp Tết. Các cá nhân, tổ chức được phép đốt pháo nổ, pháo hoa, tuy nhiên việc đốt pháo phải tuân theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho Quý khách hàng quy định pháp luật về sử dụng pháo nổ, pháo hoa, hướng xử lý hành vi đốt pháo trái phép vào dịp Tết.

Đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép dịp Tết

Đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép dịp Tết

Thế nào là pháo nổ, pháo hoa?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo (sau đây gọi là Nghị định 137/2020/NĐ-CP), pháo nổ và pháo hoa được định nghĩa như sau:

Pháo nổ là sản phẩm:

  • Chứa thuốc pháo nổ;
  • Được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp;
  • Khi có tác động của xung kích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ, tiếng rít hoặc tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo nổ có 2 loại: pháo nổ và pháo hoa nổ

  • Pháo hoa nổ là sản phẩm chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo hoa, khi nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
  • Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m.
  • Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.

Pháo hoa là sản phẩm:

  • Chứa thuốc pháo hoa;
  • Được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp;
  • Khi có tác động của xung kích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Quy định của pháp luật về đốt pháo nổ, pháo hoa

Trường hợp được phép đốt pháo nổ, pháo hoa

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, các loại pháo hoa nổ được sử dụng trong các trường hợp:

  • Vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán;
  • Giỗ Tổ Hùng Vương (9/3 âm lịch);
  • Ngày Quốc Khánh (2/9);
  • Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5);
  • Ngày Chiến thắng (30/4);
  • Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia;
  • Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/NĐ-CP, pháo hoa được sử dụng trong các dịp Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Pháo hoa phải được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Đối tượng được phép đốt pháo nổ, pháo hoa

Đối tượng được phép sử dụng pháo hoa nổ là các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong những dịp lễ, tết được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ vào dịp Tết Nguyên đán, Ngày Quốc khánh và Kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ vào Giỗ Tổ Hùng Vương;
  • Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ vào Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ;
  • Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ vào Ngày Chiến thắng;
  • Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia;
  • Các đối tượng khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Đối tượng được phép sử dụng pháo hoa là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, mua pháo hoa ở địa điểm được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa và đốt pháo hoa trong những dịp đặc biệt được quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

Căn cứ pháp lý: Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

Đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép dịp Tết bị xử lý như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo  điểm i khoản 3, khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân đốt pháo trái phép sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ số pháo.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, đối với tổ chức có hành vi sử dụng pháo, thuốc pháo trái phép thì bị phạt gấp 02 lần mức phạt trên, tức là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo tinh thần tại khoản 1, khoản 2 mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC, Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, cá nhân đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

Khung 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với các trường hợp vi phạm sau:

  • Đốt pháo nổ ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;
  • Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;
  • Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;
  • Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến dưới 5kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1kg đến dưới 0,5kg đối với thuốc pháo;
  • Đốt pháo với số lượng dưới 1kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  • Xúi giục người khác gây rối;
  • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Đốt pháo nổ trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đốt pháo nổ trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Luật sư tư vấn về đốt pháo nổ, pháo hoa dịp Tết

  • Tư vấn về các trường hợp được phép đốt pháo nổ, pháo hoa; các loại pháo nổ, pháo hoa được sử dụng; hậu quả của hành vi đốt pháo trái phép;
  • Tư vấn về xin phép cơ quan có thẩm quyền về việc đốt pháo nổ, pháo hoa
  • Tư vấn về hướng xử lý khi có người khác đốt pháo hoa, pháo nổ trái phép làm ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh
  • Tư vấn về thủ tục khiếu nại về hành vi đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tư vấn về chuẩn bị hồ sơ thủ tục, trình tự thủ tục tố cáo, tố giác tội phạm đối với hành vi đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép;
  • Tư vấn hướng giải quyết khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đốt pháo trái phép;
  • Soạn thảo các giấy tờ liên quan;
  • Bào chữa cho bị can, bị cáo khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đốt pháo trái phép;

Luật sư tư vấn hành vi đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép

Luật sư tư vấn hành vi đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép

Như vậy, hành vi đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép vào dịp Tết là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cụ thể về một số quy định pháp luật về hành vi cũng như mức phạt với hành vi đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần luật sư hình sự tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa xin giảm nhẹ tội, vui lòng liên hệ theo số hotline 1900633716 để được Luật sư trực tiếp giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.5 (50 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716