Tranh chấp về hợp đồng lao động thường gặp và phương thức giải quyết

Tranh chấp về hợp đồng lao động thường gặp là các tranh chấp phát sinh phổ biến giữa doanh nghiệp và người lao động khi khi một trong các bên không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động như hòa giải, tòa án… theo quy định tại Bộ luật Lao động. Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp các quy định về các loại tranh chấp hợp đồng lao động thường gặp và phương thức giải quyết.

Tranh chấp hợp đồng lao động thường gặp

Tranh chấp hợp đồng lao động thường gặp

Một số tranh chấp hợp đồng lao động thường gặp

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động như sau: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Tranh chấp này được chia thành nhiều loại dựa trên những nội dung tranh chấp khác nhau. Dưới đây là một số tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng lao động:

Xem thêm: Thủ tục khiếu nại khi không đồng ý với hình thức kỷ của công ty

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động

Đối với tranh chấp lao động cá nhân

Căn cứ theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Theo đó phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động gồm:

  • Phương thức hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Phương thức giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động: Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng con đường Tòa án: Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án.

Đối với tranh chấp lao động tập thể

Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Lưu ý: Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như sau:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động.

Lưu ý: Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp hợp đồng lao động có bắt buộc phải hòa giải

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại

Thủ tục hòa giải tại hoà giải viên lao động là bắt buộc, trừ 06 trường hợp nêu trên. Trong đó có tranh chấp về bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải tải Hòa giải viên lao động. Vậy khi có tranh chấp liên quan đến vấn đề này, nguyên đơn có thể nộp đơn khởi kiện ra Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp lao động. Những trường hợp tranh chấp hợp đồng lao động khác thì bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động do Luật L24H cung cấp bao gồm những nội dung sau:

  • Luật sư tư vấn các phương án giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng lao động;
  • Tư vấn các yêu cầu, thủ tục khởi kiện theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ có lợi trong giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện về tranh chấp hợp đồng lao động;
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài;
  • Đại diện ủy quyền khách hàng giải quyết trong quá trình khởi kiện tại Tòa án;
  • Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng trong hoạt động tố tụng.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Tóm lại, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng lao động, các bên tranh chấp có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp lao động tùy từng trường hợp cụ thể. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành theo quy định của pháp luật . Nếu khách hàng còn thắc mắc về vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900633716 để được Luật sư lao động  của Luật L24H tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.9 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716