Độ tuổi lao động ở Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể nhờ vào cơ cấu dân số và nguồn nhân lực. Thêm vào đó, ở Việt Nam còn tồn tại một số trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người chưa đủ 15 tuổi hoặc người cao tuổi làm việc khi đáp ứng điều kiện luật định. Bài viết dưới sẽ giúp Quý bạn đọc tìm hiểu về những vấn đề trên.
Độ tuổi lao động ở Việt Nam
Định nghĩa về lao động chưa thành niên
Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019: “Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.”, bao gồm: người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và người chưa đủ 13 tuổi
Độ tuổi lao động ở Việt Nam
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi cho đến tuổi nghỉ hưu, trừ một số trường hợp luật định.
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
CSPL: Khoản 1 Điều 3; Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc có được không?
Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Lao động 2019:
- Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm công việc nhẹ theo danh mục tại Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, người lao động chưa đủ 15 tuổi hoàn toàn có thể làm việc nhưng chỉ đối với một số công việc đặc thù.
CSPL: Điều 143 Bộ luật Lao động 2019.
Sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc có được không?
Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc có được không?
Theo quy định pháp luật lao động, người lao động cao tuổi là đối tượng vẫn có thể được làm việc tiếp tục. Tuy nhiên, các bên cần lưu ý về một số vấn đề sau:
- Hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi hưu trí đang hưởng, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện an toàn.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
CSPL: Điều 149 Bộ luật Lao động 2019.
>>>Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng với người cao tuổi
Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc có được không?
Tư vấn về độ tuổi lao động ở Việt Nam hiện nay
- Giải đáp thắc mắc các quy định về độ tuổi lao động hiện nay ở Việt Nam;
- Tư vấn các trường hợp đặc biệt như: sử dụng người lao động cao tuổi, dưới 15 tuổi,…;
- Hướng dẫn người lao động cao tuổi các quy trình thủ tục hưởng lương hưu và những quyền lợi khác;
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng là người lao động khi bị người sử dụng lao động xâm phạm.
Độ tuổi lao động ở Việt Nam là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Nắm rõ những quy định liên quan đến vấn đề này cũng là cách để tự bảo vệ bản thân. Trong trường hợp vẫn còn thắc mắc liên quan đến chủ đề bài viết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư chuyên tư vấn luật lao động Luật L24H qua Số điện thoại 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp miễn phí.
Một số bài viết liên quan luật lao động có thể bạn đọc quan tâm: