Nghỉ làm điều trị do bị tai nạn lao động được trả lương 100% không?

Nghỉ làm điều trị do bị tai nạn lao động được trả lương 100% không theo pháp luật hiện hành hiện nay. Trong quá trình làm việc chúng ta không thể lường trước được các tai nạn lao động. Do đó để đảm bảo quyền lợi người lao động nên trang bị các kiến thức pháp luật về việc trả lương, hưởng bảo hiểm xã hội, bồi thường khi có tai nạn lao động xảy ra. Bài viết dưới đây của Luật 24h  sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về chế độ tai nạn lao động

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động trong quá trình làm việc

Thế nào là tai nạn lao động?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Trường hợp nào người lao động không được hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động?

Căn cứ vào Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Ngoài ra, căn cứ vào khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Theo đó, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu như thuộc một trong các nguyên nhân theo quy định trên.

Có được trả lương 100% khi nghỉ làm điều trị do bị tai nạn lao động ?

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động

Căn cứ vào Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động trong các trường hợp sau:

  1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động;
  2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động
  3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
  4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra với mức như sau:
  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  1. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
  2. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
  3. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
  4. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
  5. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

>>> Xem thêm: Bị tai nạn lao động thì người lao động có được trả lương không?

   Quy định của pháp luật về trả lương cho người bị tai nạn lao động

Quy định của pháp luật về trả lương cho người bị tai nạn lao động

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động

Căn cứ theo Khoản 10 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì: Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Đồng thời, căn cứ vào Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động được quy định như sau:

Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động.

Mức tiền lương tháng được xác định theo từng đối tượng như sau:

  • Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).
  • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.
  • Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.
  • Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.

Như vậy, tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động là tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra. Tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

>>>Xem thêm: Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới nhất năm 2024

Luật sư tư vấn, hỗ trợ khi người lao động bị tai nạn lao động

Cùng với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Công ty, chúng tôi tư vấn và giải đáp tất cả những vướng mắc của Quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn về các vấn đề sau:

  • Tư vấn và giải đáp những quyền người lao động được hưởng khi xảy ra tai nạn lao động, mức tiền chi trả và thời gian chi trả tiền mà người lao động nhận được khi xảy ra tai nạn lao động.
  • Tư vấn xác lập hồ sơ đăng ký hưởng chế độ tai nạn lao động,
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến tai nạn lao động .
  • Tư vấn và hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu, chế độ giám định thương tật liên quan trực tiếp đến vụ việc tai nạn lao động.
  • Tư vấn thủ tục thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường đối với những vụ án tai nạn lao động chết người hoặc những vụ việc lao động trọng điểm.

>>>Xem thêm: Luật sư tư vấn về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp miễn phí

Luật sư tư vấn bồi thường do bị tai nạn lao động

Luật sư tư vấn bồi thường do bị tai nạn lao động

Như vậy ngoại trừ việc được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động bị tai nạn lao động vẫn được trả lương đầy đủ trong quá trình điều trị theo quy định của pháp luật. Bài viết trên chúng tôi cũng đã nên rõ các căn cứ được hưởng tiền lương theo pháp luật quy định. Nếu còn thắc mắc hoặc cần hướng dẫn thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động xin gọi tới HOTLINE 1900.633.716 để được hỗ trợ và Tư vấn luật Lao động một cách nhanh nhất.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.8 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716