Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

Giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài là một vấn đề pháp lý phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật của các quốc gia khác nhau. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, dẫn đến sự phát sinh của các tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài. Sau đây, Văn phòng Luật L24H sẽ cung cấp nội dung, thông tin cần thiết về thẩm quyền, thủ tục,…hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài.

Tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

Tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

Tranh chấp quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật

Tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài là gì?

Tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài là mâu thuẫn xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động khi một trong hai bên có quốc tịch khác nhau.

Bên cạnh đó, tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài là tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, căn cứ theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân Sự 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Phương thức giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài cần được cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với đặc điểm của tranh chấp và mong muốn của các bên.

Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên

Thương lượng trực tiếp là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà các bên tranh chấp tự thỏa thuận giải quyết với nhau mà không cần đến bên thứ ba.Thương lượng được xác định là một nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Theo đó, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng được coi là bước đầu tiên trước khi các bên lựa chọn hoặc phải tham gia vào một phương thức giải quyết tranh chấp mới. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, ít tốn kém và có tính linh hoạt cao. Tuy nhiên, phương thức này chỉ có hiệu quả khi các bên tranh chấp có thiện chí và sẵn sàng thỏa hiệp.

Giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên lao động

Thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động là thủ tục bắt buộc trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

CSPL: Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao Động 2019

Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Dựa trên sự thỏa thuận, ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải hoặc hòa giải không thành thì các bên có quyền lựa chọn giải quyết theo phương thức này.

CSPL: Điều 189 và Điều 193 Bộ luật Lao Động 2019

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân

Tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật đã qua thủ tục hòa giải mà không thành, hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

CSPL: Điểm b Khoản 7 Điều 188 và Điểm b Khoản 2 Điều 192, Bộ luật Lao Động 2019

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

Giải quyết Tranh chấp lao động

Giải quyết Tranh chấp lao động

Hồ sơ cơ bản cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP, ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
  • Bản sao CCCD (Hộ chiếu);
  • Hợp đồng lao động;
  • Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc;
  • Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Cơ sở pháp lý: Khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trường hợp người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm cái giấy tờ về tư cách pháp lý như:

  • Giấy phép đầu tư;
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp;
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Nội quy;
  • Quy chế;
  • Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia khởi kiện;
  • Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật (nếu có).

Lưu ý: các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức chuyên dịch thuật và kèm theo bản gốc. Các văn bản tài liệu khác nếu nộp bản sao thì phải được xác nhận sao y bản chính.

Trình tự giải quyết tranh chấp lao động:

Bước 1: Thương lượng trực tiếp

Đây là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thương lượng trực tiếp với nhau để giải quyết tranh chấp. Thương lượng trực tiếp có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém và có tính linh hoạt cao. Tuy nhiên, phương thức này chỉ có hiệu quả khi các bên tranh chấp có thiện chí và sẵn sàng thỏa hiệp.

Bước 2: Hòa giải

Tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyêt tranh châp, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

  • Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết;
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết.

CSPL: Điều 187, 188 Bộ luật lao động 2019

>>> Tham khảo: Tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động tập thể

Tranh chấp lao động tập thể về quyền không bắt buộc phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn phương thức để giải quyết tranh chấp.

CSPL: Điều 192 và Điều 196 Bộ luật Lao động 2019

>>> Tham khảo: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Bước 3: Nộp đơn yêu cầu giải quyết:

Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp tiến hành nộp đơn khi có tranh chấp lao động xảy ra mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019;
  • Hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
  • Hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Bước 4: giải quyết tranh chấp lao động

Trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết thì căn cứ theo Điều 189 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

  • Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
  • Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ngoài ra, các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nếu thuộc các trường hợp:

  • Hòa giải không thành mà không yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
  • Trường hợp hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Người lao động nước ngoài khởi kiện tại Tòa án Việt Nam

Người lao động nước ngoài khởi kiện

Người lao động nước ngoài khởi kiện

Điều kiện khởi kiện

Căn cứ tại khoản 1, điểm b khoản 7 Điều 188 Bộ luật Lao Động 2019 quy định trước tiên người lao động nước ngoài bắt buộc phải giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, nếu hòa giải không thành thì có thể khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.

Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài khởi kiện phải chú ý đến thời hiệu khởi kiện tại Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 thì thời hiệu yêu cầu hòa giải là 06 tháng, yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện hành vi mà người lao động cho rằng đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động theo thủ tục sơ thẩm.

Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thẩm quyền giải quyết những tranh chấp dân sự lao động của Tòa án theo lãnh thổ sẽ được xác định theo Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

Văn phòng Luật L24H có đội ngũ luật sư chuyên môn giỏi với bề dày nhiều năm kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài. Đây là một số công việc mà luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện khi khách hàng lựa chọn dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tại Văn phòng Luật L24H:

  • Tư vấn thủ tục khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, thủ tục hòa giải lao động, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại…;
  • Tư vấn điều kiện khởi kiện vụ án lao động cá nhân, tập thể;
  • Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ liên quan;
  • Tư vấn quyền khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân, tập thể;
  • Tư vấn thời hiệu khởi kiện vụ án lao động;
  • Xác định căn cứ giải quyết các tranh chấp lao động;
  • Đưa ra hướng xử lý vấn đề nhằm giúp khách hàng giải quyết tranh chấp lao động;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu… chuẩn bị hồ sơ liên quan đến thủ tục khởi kiện;
  • Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn tố cáo hành vi vi phạm của cơ quan tố tụng khi quyền lợi của khách hàng bị xâm phạm;
  • Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện ủy quyền giải quyết, liên hệ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục, quy trình khởi kiện, thu nhập chứng cứ cần thiết.

>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật lao động

Tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài chưa bao giờ là dễ dàng thỏa thuận, thương lượng, luôn tồn tại mối quan hệ mâu thuẫn, xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nếu bạn là người lao động hoặc là người sử dụng lao động bị xâm hại đến quyền và lợi trong một tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ tư vấn, gặp luật sư lao động chuyên giải quyết tranh chấp một cách triệt để, nhanh chóng.

Scores: 4.8 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716