Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động mới nhất năm 2024

Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động là văn bản được các bên sử dụng để đề nghị Hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động. Nếu không thuộc trường hợp luật định khác, tranh chấp lao động phải được hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên, mời quý khách tham khảo.

Đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động

Hướng dẫn làm đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động

Các trường hợp tranh chấp lao động phải tiến hành hòa giải

Căn cứ khoản 1 Điều 188, Điều 195, Điều 197 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động cá nhân sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp kể trên, tranh chấp lao động phải tiến hành thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động. Nếu hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp của mình.

Các tranh chấp lao động phải tiến hành hòa giải

Các tranh chấp lao động phải tiến hành hòa giải tại Hòa giải viên lao động

Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động mới nhất

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định mới hướng dẫn về mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động. Tuy nhiên, để nội dung đề nghị được rõ ràng, mạch lạc, yêu cầu nội dung của đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động cần bảo đảm các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm gửi đơn;
  • Tên Hội đồng hòa giải lao động cơ sở/ hòa giải viên lao động;
  • Họ tên và thông tin liên hệ của người làm đơn;
  • Nội dung, tình tiết vụ tranh chấp lao động;
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp lao động
  • Các yêu cầu, đề nghị Hội đồng hòa giải lao động cơ sở/ hòa giải viên lao động giải quyết

>>>Tải xuống: Mẫu đơn giải quyết tranh chấp lao động mới nhất

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động

Hồ sơ hòa giải

Pháp luật hiện hành không quy định chi tiết, cụ thể về hồ sơ đề nghị hòa giải tranh chấp lao động. Tuy nhiên, căn cứ trên tinh thần Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hòa giải tranh chấp lao động gồm các hồ sơ, tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị hòa giải;
  • Giấy tờ pháp lý của người đề nghị: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng, hộ chiếu,…
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp.

Trình tự giải quyết

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu hòa giải

  • Người đề nghị gửi đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động hoặc hòa giải viên lao động.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động tổ chức phiên họp hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động.
  • Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có thể cử một hoặc một số hòa giải viên lao động cùng tham gia giải quyết.

Bước 2: Tổ chức phiên họp hòa giải.

  • Hòa giải viên lao động hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Bước 3: Kết thúc hòa giải

Theo khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, hòa giải viên phải kết thúc hòa giải trong thời hạn 05 ngày nhận được yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động.

Trong trường hợp các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án

Tư vấn, hỗ trợ giải tranh chấp lao động

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, Luật L24H xin cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp lao động sau đây:

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động các bên trong tranh chấp;
  • Tư vấn các phương án để giải quyết tranh chấp giữa các bên;
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ;
  • Nhận đại diện theo ủy quyền để thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan tổ chức nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử luật sư tham gia các buổi làm việc, phiên tòa giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tư vấn, giải đáp tất cả các vấn đề khác có liên quan đến tranh chấp lao động.

Như vậy, các bên có quyền đề nghị hòa giải viên lao động để giải quyết các tranh chấp được phát sinh. Tuy nhiên, để việc hòa giải được diễn ra thuận lợi, hiệu quả, việc được luật sư lao động tư vấn, hỗ trợ là điều vô cùng cần thiết. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư lao động tư vấn thực hiện các hồ sơ thủ tục liên quan tranh chấp lao động, quý khách hãy liên hệ đến Luật L24H qua hotline 1900633716 để được tư vấn giải đáp kịp thời chi tiết. xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716