Tranh chấp lao động cá nhân là những mâu thuẫn, bất hòa về quyền và lợi ích hợp pháp giữa một người lao động với người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Hiện nay, pháp luật quy định các phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, bao gồm hòa giải, trọng tài và Tòa án. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân” theo từng phương thức.
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Bên tranh chấp có 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động.
- Bên tranh chấp có 09 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động là 01 năm kể từ ngày bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
- Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì trở hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời thời gian đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Căn cứ theo điều 190 Bộ luật lao động 2019
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên phải được tôn trọng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động
- Giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài lao động được ưu tiên và coi trọng
- Tôn trọng lợi ích của các bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
- Các bên tranh chấp, đại diện các bên phải được tham gia đầy đủ trong quá trình giải quyết tranh chấp
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan có thẩm quyền tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp
Được quy định tại điều 180 Bộ luật lao động 2019
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động
Hòa giải tranh chấp lao động
- Gửi yêu cầu giải quyết tới Hòa giải viên lao động
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hòa giải bắt buộc có mặt các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
- Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
- Nếu các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
- Nếu các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Các bên chấp nhận phương án hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành.
- Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành
- Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày lập biên bản.
- Một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Căn cứ theo điều 188 Bộ luật lao động 2019
>>> Tham khảo thêm về: Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động
Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động
- Ban trọng tài lao động được thành lập để giải quyết tranh chấp
- Các trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm
- Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 185 Bộ luật lao động 2019
Dựa theo điều 185 và điều 189 Bộ luật lao động 2019
Hội đồng trọng tài lao động
>>> Tham khảo thêm về: Hội đồng trọng tài lao động là gì?
Giải quyết giải quyết thông qua Tòa án nhân dân
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Chứng cứ, tài liệu chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, bao gồm: * Hợp đồng lao động hai bên đã ký kết. * Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty đã tham gia ký kết hợp đồng. * CMND/CCCD/Hộ chiếu của người khởi kiện. * Hồ sơ liên quan đến đương sự và người có liên quan khác. * Biên bản hòa giải không thành (nếu tranh chấp lao động thuộc trường hợp bắt buộc phải hòa giải).
- Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cũng như hồ sơ khởi kiện đã hợp lệ, Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán sẽ thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp lao động là 02 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán có thể ra một trong các quyết định sau: * Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. * Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. * Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. * Đưa vụ án ra xét xử.
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Giải quyết tại tòa án nhân dân có thẩm quyền
Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động cá nhân với doanh nghiệp
- Tư vấn điều kiện, thời hiệu khởi kiện vụ án lao động cá nhân
- Tư vấn quyền khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân
- Tư vấn căn cứ giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Đưa ra hướng xử lý vấn đề nhằm giúp khách hàng giải quyết tranh chấp lao động
>>> Tham khảo thêm trường hợp về giải quyết tranh chấp lao động khác:
- Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
- Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn tố cáo
Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp lao động
- Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp lao động với tư cách đại diện ủy quyền của khách hàng
- Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
- Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục, quy trình khởi kiện, thu nhập chứng cứ cần thiết
Dịch vụ luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là một quá trình phức tạp, đòi hỏi người lao động phải nắm vững quy định của pháp luật và có những kỹ năng cần thiết. Vì vậy, việc thuê luật sư lao động có kinh nghiệm là tư vấn giải quyết tranh chấp là giải pháp tối ưu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mọi thông tin cần luật sư lao động tư vấn hỗ trợ thực hiện các hồ sơ thủ tục liên quan vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất