Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài là phương thức giải quyết các vụ án tranh chấp lao động. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp lao động sẽ do Hội đồng trọng tài lao động đứng ra phân xử các tranh chấp dựa theo sự thỏa thuận các bên và ra phán quyết về vụ tranh chấp lao động. Để hiểu rõ hơn, về vấn đề trên Luật L24H sẽ cung cấp thông tin về trình tự, thủ tục, hướng giải quyết thông qua bài viết sau đây.

Giải quyết tranh chấp lao động bằng Hội đồng trọng tài lao động

Giải quyết tranh chấp lao động bằng Hội đồng trọng tài lao động

Điều kiện tranh chấp lao động được giải quyết bằng trọng tài?

Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa quy định cụ thể về điều kiện giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài. Tuy nhiên, có thể hiểu dựa trên cơ sở đồng thuận các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động bằng Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết dựa trên các điều kiện sau đây:

Đối với tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ theo khoản 7 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động  hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền:

Theo đó, tranh chấp lao động tập thể về quyền bắt buộc phải giải quyết thông qua thủ tục hòa giải tại hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

Theo đó, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Cơ sở pháp lý: Điều 188, Điều 191, Điều 195  Bộ luật Lao động 2019

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Khi giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài lao động, trọng tài phải tuân thủ các quy tắc được quy định tại Điều 180 Bộ luật lao động 2019 như sau:

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Bộ luật Lao động 2019 đã đề ra các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động quan trọng nhằm định hướng cho việc giải quyết tranh chấp lao động. Các nguyên tắc này đảm bảo những yêu cầu chung đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự nói chung, vừa đảm bảo tuân thủ những yêu cầu riêng cho việc giải quyết tranh chấp lao động nói riêng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động

Hội đồng trọng tài lao động có chức năng giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể:

Đối với tranh chấp lao động cá nhân

Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động
  • Hội đồng trọng tài lao động
  • Tòa án nhân dân

Theo đó, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền

Căn cứ theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Lao động, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:

  • Hòa giải viên lao động
  • Hội đồng trọng tài lao động
  • Tòa án nhân dân

Về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019

Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Lao động 2019 mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

  • Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này;
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Căn cứ theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động.

Theo đó, trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019.

Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

  • Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật này;
  • Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật Lao động 2019 để đình công.

Cơ sở pháp lý: Điều 187, Điều 188, Điều 191, Điều 192, Điều 193, Điều 195, Điều 196 Bộ luật Lao động 2019

Trình tự giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Hồ sơ

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động;
  • Giấy tờ tùy thân: Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu,..
  • Hợp đồng lao động
  • Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động.
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp
  • Bản kê các tài liệu
  • Nội dung lao động tập thể, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, các quy chế và văn bản thỏa thuận hợp pháp khác liên quan trong lao động và nội dung tranh chấp.

Trình tự giải quyết

Trình tự giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Trình tự giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động: :

Bước 1: Thụ lý vụ việc tranh chấp

Dựa trên cơ sở đồng thuận các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật Lao động 2019.

Bước 2: Chuẩn bị giải quyết tranh chấp lao động

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Ra quyết định

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động:

Bước 1: Thụ lý vụ việc tranh chấp

Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

Bước 2: Chuẩn bị giải quyết tranh chấp lao động

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp

Bước 3: Ra quyết định

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp khác:

Các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động:

Bước 1: Thụ lý vụ việc tranh chấp

Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

Bước 2: Chuẩn bị giải quyết tranh chấp lao động

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 197 Bộ luật Lao động 2019, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Ra quyết định

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 189, Điều 193 và Điều 197 Bộ luật lao động 2019

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động bằng hội đồng trọng tài lao động

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động bằng hội đồng trọng tài lao động

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp;
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp vụ án lao động;
  • Tư vấn chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
  • Luật sư tư vấn luật lao động và các vấn đề liên quan khác..
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tranh tụng

Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động do các bên có quyền yêu cầu lựa chọn giải quyết. Theo đó, một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu Quý khách có thắc mắc hoặc muốn được luật sư lao động tư vấn giải quyết và các vấn đề pháp ly liên quan khác hãy liên hệ với Luật L24H qua số Hotline 1900633716 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Scores: 4.7 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716