Thủ tục khiếu nại khi không đồng ý với hình thức kỷ luật của công ty

Thủ tục giải quyết khiếu nại khi không đồng ý với hình thức xử lý kỷ luật của công ty được thực hiện khi người lao động không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp và tiến hành làm đơn khiếu nại để đòi lại được những quyền lợi chính đáng cho bản thân họ. Thông qua đó, bài viết của Luật L24H dưới đây sẽ đưa ra hướng giải quyết khiếu nại cũng như thủ tục và một vài thông tin liên quan.

Thủ tục khiếu nại công ty kỷ luật trái phép

Thủ tục khiếu nại công ty kỷ luật trái phép

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 về hình thức xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

  • Khiển trách.
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
  • Cách chức.
  • Sa thải.

Như vậy, hình thức xử lý kỷ luật lao động được áp dụng 04 hình thức kỷ luật đó là: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.

Các hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật.

Căn cứ vào Điều 127 Bộ Luật Lao động 2019 đối với các hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật:

  • Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
  • Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  • Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Do đó, khi thực hiện kỷ luật đối với người lao động tuyệt đối không được có các hành vi nghiêm cấm trên.

Tham khảo thêm: Các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động

Người lao động không đồng ý việc xử lý kỷ luật thì có thể tiến hành khiếu nại không?

Người lao động có quyền khiếu nại khi không đồng ý việc xử lý kỷ luật có thể tiến hành khiếu nại theo Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

  • Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền
  • Trường hợp người sử dụng lao động quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động.

Vậy, người lao động bị xử lý kỷ luật lao động nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Tiến hành khiếu nại với hình thức xử lý kỷ luật

Tiến hành khiếu nại với hình thức xử lý kỷ luật

Trình tự thủ tục khiếu nại khi người lao động không đồng ý về hình thức kỷ luật của công ty

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về thủ tục người lao động khiếu nại khi người lao động không đồng ý về hình thức kỷ luật của công ty như sau:

Thực hiện khiếu nại lần đầu:

  • Khi người lao động cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu.( tức sẽ gửi đơn khiếu nại tới người sử dụng lao động có quyết định kỷ luật bị khiếu nại
  • Người giải quyết khiếu nại lần đầu: là người sử dụng lao động theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu của người lao động.

Thực hiện khiếu nại lần hai:

  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Quá thời hạn quy định về giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết

Người lao động gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Bên cạnh việc khiếu nại thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án khi:

  • Khi cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
  • Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động chưa được giải quyết;
  • Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà người lao động chưa được giải quyết.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người khiếu nại có thể khiếu nại thông qua 2 hình thức: khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại.

Như vậy, trên đây là thủ tục khiếu nại khi người lao động không đồng ý với hình thức kỷ luật của người sử dụng lao động.

Thủ tục khiếu nại về hình thức xử lý kỷ luật

Thủ tục khiếu nại về hình thức xử lý kỷ luật

Luật sư tư vấn về thủ tục khiếu nại khi không đồng ý quyết định kỷ luật của công ty

Luật L24H xin cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như sau:

  • Tư vấn, soạn thảo đơn khiếu nại lao động
  • Luật sư tư vấn về trình tự thủ tục khiếu nại cho người lao động
  • Lập hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền, giải quyết tranh chấp lao động
  • Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư bảo vệ cho người lao động khi bị sa thải

Thay vì lập tức khởi kiện, người lao động thường hướng đến khiếu nại. Trường hợp việc khiếu nại lần đầu không được giải quyết, người lao động mới tiến hành thủ tục khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện ra toà. Bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về thủ tục khiếu nại khi không đồng ý với hình thức kỷ luật của công ty, nếu các bạn còn thắc mắc cần trợ giúp xin hãy liên hệ tới luật sư tư vấn luật lao động của Luật L24H qua tổng đài 1900.633.716, để được hỗ trợ tư vấn.

Scores: 5 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Trần Như Lực

Chức vụ: Luật sư cộng sự

Lĩnh vực tư vấn: Đất đai, Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Lao động, Doanh nghiệp, Hợp đồng, Thừa kế và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 15

Tổng số bài viết: 1 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716