Tư vấn giải quyết tranh chấp về tiền lương, phụ cấp

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về tiền lương, phụ cấp hỗ trợ các vấn đề pháp lý khi người lao động không đồng ý về mức tiền lương, trợ cấp mà doanh nghiệp có khả năng hoặc sẵn sàng trả. Để tìm hiểu rõ hơn quy định về quy chế lương thưởng, các khoản phụ cấp và trình tự, thủ tục giải quyết khi có tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan về tranh chấp tiền lương, mời bạn đọc tham khảo.

Tranh chấp tiền lương, phụ cấp của người lao động

Tranh chấp tiền lương, phụ cấp của người lao động

Quy định về tiền lương, phụ cấp

Tiền lương, trợ cấp là một vấn đề trọng yếu liên quan trực tiếp đến chất lượng sống và thu nhập sống của người lao động. Do vậy, khái niệm về tiền lương, trợ cấp được pháp luật về lao động như sau:

Về tiền lương, theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Về phụ cấp, căn cứ vào điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

  • Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
  • Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về tiền lương, phụ cấp

Để định hướng cho công tác giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương, trợ cấp, Bộ luật Lao động 2019 đã đề ra một số nguyên tắc nhất định.

Nguyên tắc Giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Như vậy, tranh chấp lao động về tiền lương là hiện tượng phổ biến xảy ra trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, cần đặt ra nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên để bảo vệ lợi ích của hai bên.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về tiền lương, phụ cấp

Thông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên

Tổ chức thương lượng là việc các bên tranh chấp sẽ cùng nhau tiếp xúc, tìm hiểu, dàn xếp, nhượng bộ để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Đối với vấn đề phát sinh từ tiền lương, phụ cấp thì công ty và người lao động có thể bàn bạc thỏa thuận lại mức lương phù hợp với mong muốn của người lao động và khả năng chi trả của công ty. Đây là phương pháp ít tốn kém nhất và giải quyết nhanh chóng vấn đề. Khi các bên thương lượng được với nhau, kết quả thương lượng sẽ do các bên tự thực hiện mà không phải tuân thủ theo quyết định hoặc bản án của cơ quan có thẩm quyền.

Giải quyết thông qua thương lượng

Giải quyết thông qua thương lượng

Thông qua hòa giải viên lao động

Tranh chấp lao động phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động được quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó trình tự giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động được quy định như sau:

Bước 1: Các bên tranh chấp gửi Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động đến Hòa giải viên lao động

Bước 2:  Hòa giải  viên lao động mở phiên họp hòa giải

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Việc giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động dẫn đến kết quả như sau:

  • Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Bước 3: Gửi Biên bản hòa giải cho các bên tranh chấp

Bản sao biên bản hòa giải phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

(Cơ sở pháp lý: Điều 188 Bộ luật Lao động 2019).

Tham khảo thêm về: thủ tục hòa giải tranh chấp lao động

Thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động. Ngoài ra còn một số trường hợp Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:

  • Không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động được quy định như sau:

Bước 1: Các bên tranh chấp gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động đến Hội đồng trọng tài lao động.

Bước 2: Thành lập Ban trọng tài lao động

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài lao động được thành lập.

Bước 3: Ra quyết định giải quyết tranh chấp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

(Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ luật Lao động 2019).

Thông qua Tòa án

Toà án chỉ thụ lý những vụ việc đúng thẩm quyền và đảm bảo yêu cầu về thời hiệu giải quyết.

Theo đó, Tòa án thụ lý trong trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc khi hết thời hạn mà hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành.

Ngoài ra, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án được quy định như sau:

Bước 1: Nguyên đơn nộp Đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền

Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện, sau đó xem xét và thụ lý vụ án

Bước 3: Nguyên đơn nộp tạm ứng án phí

Bước 4: Tòa án tiến hành xét xử, hòa giải vụ tranh chấp

  • Nếu hòa giải thành, Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
  • Hòa giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp lao động.

  • Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp lao động là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.
  • Thời hạn mở phiên Tòa là 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

(Cơ sở pháp lý:  Điều 188, Điều 189 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 19, điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

>>>Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về tiền lương, phụ cấp

Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về tiền lương, phụ cấp do Luật L24H cung cấp gồm những nội dung sau:

  • Tư vấn chi tiết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về tiền lương, phụ cấp.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, đơn từ phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn hướng giải quyết phù hợp với tranh chấp của khách hàng.
  • Đại diện theo ủy quyền để nhân danh, thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước.
  • Hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan.

Trên đây chỉ là một số dịch vụ tư vấn cơ bản do chúng tôi cung cấp. Phạm vi tư vấn sẽ phụ thuộc vào tình tiết vụ án, thông tin khách hàng cung cấp và theo quy định pháp luật.

Tư vấn giải quyết tranh chấp tiền lương, trợ cấp

Tư vấn giải quyết tranh chấp tiền lương, trợ cấp

Tiền lương, phụ cấp là một khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả phù hợp với công sức của người lao động. Do đó, khi xảy ra tranh chấp về tiền lương, phía người lao động có thể giải quyết thông qua trình tự, thủ tục nêu trên. Trường hợp Quý độc giả cần tư vấn chuyên sâu, vui lòng liên hệ Dịch vụ Luật sư lao động của Luật L24H qua Hotline 1900633716 để được hỗ trợ pháp lý kịp thời.

Scores: 4.7 (24 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,952 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716