Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng tranh chấp xảy ra khá phổ biến trong các hoạt động thương mại quốc tế hiện nay. Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường bắt nguồn từ điều khoản và giải quyết, vi phạm hay tranh chấp trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc nắm rõ các quy định về tranh chấp hợp đồng giúp cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nhanh chóng, thuận tiện hơn. Để biết thêm thông tin, mời Quý độc giả tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H để biết thêm thông tin chi tiết.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau. Bên cạnh đó, hàng hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới của một Quốc Gia, vùng lãnh thổ. Biên giới có thể là biên giới lãnh thổ địa lý hoặc biên giới có tính pháp lý nhưng không dịch chuyển về lãnh thổ.
Theo quy định của Luật Thương mại hiện hành, thì Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Căn cứ Điều 27, Điều 28 Luật Thương mại 2005.
Căn cứ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Các văn bản dùng làm căn cứ áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam bao gồm:
- Công ước Viên 1980 (Việt Nam là thành viên của Công ước này).
- Bộ các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương (các phiên bản của Incoterm).
- Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (các phiên bản của UCP).
- Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tại Việt Nam và đặc biệt.
- Các án lệ liên quan, trong đó bao gồm án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (“Án lệ số 13/2017/AL”).
- Điều 317, 318, 319 Luật Thương mại 2005 về giải quyết quyết tranh chấp trong thương mại.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Giải quyết bằng phương pháp thương lượng
Thương lượng là phương pháp đầu tiên và hữu hiệu khi phát sinh tranh chấp. Là phương pháp được phần lớn các thương nhân ưu tiên áp dụng bởi có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thương mại.
Giải quyết thông qua hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải. Hòa giải thương mại được lựa chọn khi các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng hoặc theo hình thức thỏa thuận riêng bằng văn bản.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.
Giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế
Giải quyết tại trọng tài thương mại là đặc điểm điển hình trong lĩnh vực thương mại bởi do tính linh hoạt, tạo quyền chủ động giữa các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo bí mật.
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
- Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
- Thỏa thuận không được vô hiệu.
Căn cứ Điều 2, Điều 5, Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại 2010.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân
Tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết tại Tòa án Nhân dân (TAND) trong các trường hợp sau:
- Trường hợp hai bên không thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hoặc thỏa thuận vô hiệu thì TAND có thẩm quyền giải quyết.
- Các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài nhưng cơ quan trọng tài đó đã chấm dứt hoạt động, trọng tài viên từ chối giải quyết vụ việc mà không lựa chọn người thay thế.
- Quy tắc tố tụng được các bên lựa chọn khác với quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài được lựa chọn và trung tâm không cho phép áp dụng quy tắc của trung tâm khác.
- Người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài.
Việc giải quyết các tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan như Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015,…
Căn cứ vào Điều 17; Khoản 3, Khoản 4 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
>> Tham khảo thêm về các trường hợp:
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Tư vấn luật về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Soạn thảo các đơn từ, văn bản liên quan tới việc giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp hoặc tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
- Tư vấn những điều cần lưu ý trong quá trình thực hiện hồ sơ cũng như các thông tin liên quan đến vụ việc tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế.
- Giải thích điều khoản trong hợp đồng gây tranh chấp giữa các bên.
- Tư vấn cách giải quyết đối với từng tranh chấp cụ thể mà khách hàng gặp phải.
- Thay mặt khách hàng làm việc với bên thứ ba và cơ quan nhà nước.
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan theo yêu cầu khách hàng.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vấn đề diễn ra khá thường xuyên trong thương mại quốc tế. Việc nắm các quy định về căn cứ giải quyết hay hình thức giải quyết tranh chấp giúp việc giải quyết các tranh chấp trở nên dễ dàng hơn. Trên đây là những thông tin về quy định liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những phương thức giải quyết, trường hợp Quý độc giả có những thắc mắc hay cần được luật sư tư vấn luật hợp đồng, có thể liên hệ số Hotline 1900.633.716 hoặc qua Website luat24h.com.vn. Xin cảm ơn!