Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường xảy ra do nhiều lý do khác nhau như hợp đồng thiếu ràng buộc pháp lý, hợp đồng viết tay, một trong các bên từ chối tiếp tục hợp đồng..Bài viết sau đây Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai của Luật L24H sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng đất đai, thủ tục khởi kiện, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì ?

  • Là sự thoả thuận giữa các bên.
  • Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ chuyển giao đất và quyền sử dụng đất.
  • Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ thanh toán theo thoả thuận của 2 bên

Được quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 40, Điều 41 Luật kinh doanh bất động sản 2014, sửa đổi bổ sung 2020

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực

  • Không có quy định nào ghi rõ hiệu lực của hợp đồng, Điều 167 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
  • Đối chiếu với Điều 5 Luật công chứng 2014 thì văn bản được công chứng có hiệu lực từ ngày được công chứng viên đóng dấu và ký.
  • Vì vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực từ ngày công chứng.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Các bên tranh chấp tự thương lượng với nhau :

  • Các bên cùng nhau bàn bạc, giải quyết những bất đồng quan điểm để hoà giải tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba
  • Việc thương lượng này được nhà nước khuyến khích, chứ không mang tính ràng buộc
  • Ưu điểm : nhanh chóng, hiệu quả, đơn giản và ít tốn kém
  • Nhược điểm : không được đảm bảo thi hành bằng bất kì cơ chế pháp lý nào.

Hòa giải thông qua hòa giải viên hoặc tại UBND xã, phường, thị trấn:

  • Nếu các bên không tự hoà giải được thì sẽ gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hoà giải
  • Các bên sẽ được hòa giải viên giúp đỡ để có thể đạt được thỏa thuận và phương thức giải quyết các mâu thuẫn của nhau
  • Thủ tục hòa giải thực hiện không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
  • Việc hoà giải phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên và có xác nhận từ UBND cấp xã
  • Ưu điểm : cơ hội thành công cao hơn thương lượng, hoà giải viên là người có chuyên môn về vấn đề tranh chấp, mức độ tự nguyện tuân thủ cao hơn.
  • Nhược điểm : tốn kém chi phí

thông qua hòa giải viên

Hòa giải thông qua hòa giải viên

Giải quyết bằng việc yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết :

  • Nếu hoà giải không thành thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện Tòa án
  • Đối với trường hợp có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định trong Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì do Toà án nhân dân giải quyết
  • Đối với trường hợp không có các loại giấy tờ trên thì chỉ được yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Ưu điểm : quyết định có tính cưỡng chế nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên
  • Nhược điểm : thiếu linh hoạt, tốn kém thời gian.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2 cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng là :

  • Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền
  • Toà án nhân dân có thẩm quyền

UBND cấp có thẩm quyền là người giải quyết :

  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

(Điều 203 Luật Đất đai 2013)

Toà án nhân dân có thẩm quyền là người giải quyết :

  • Đơn khởi kiện;
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện (bản sao y CMND/CCCD, hộ khẩu gia đình của người khởi kiện);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

(Căn cứ Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015)

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đối với yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết :

  1. Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp sẽ nộp hồ sơ lên UBND cấp có thẩm quyền, bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ đã được nói ở trên.
  2. Cơ quan tham mưu sẽ được UBND giao trách nghiệm xử lý
  • Cơ quan tham mưu sẽ phải điều tra, xác minh vụ việc và sau đó sẽ tổ chức hòa giải giữa các bên.
  • Hoàn chỉnh hồ sơ để trình lên Chủ tịch UBND cùng các cấp ban hành để giải quyết
  • Chủ tịch UBND sẽ ban hành quyết định công nhận hòa giải thành công hoặc quyết định giải quyết tranh chấp gửi cho các bên có liên quan
  • Khi quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành thì buộc các bên phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Đối với yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết :

  1. Người khởi kiện sẽ phải nộp bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như trên tới Toà án nhân dân có thẩm quyền
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn khởi kiện thì Chánh án Toà án phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi được Chánh án phân công thì Thẩm phán phải đưa ra một trong các quyết định sau :
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
  • Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo để làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  1. Thẩm phán tính toán số tiền tạm ứng phí và gửi giấy báo cho người khởi kiện. Người khởi kiện có thời gian là 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo để thanh toán tiền tạm ứng phí.
  2. Toà án tiến hành thụ lý vụ án và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
  3. Xét xử phúc thẩm ( nếu có )

(Điều 190, Điều 191, Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý
  • Giải thích các quy định của pháp luật
  • Đưa ra ý kiến cá nhân có lợi cho khách hàng
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Nghiên cứu vụ việc, chuẩn bị hồ sơ cần thiết
  • Hoàn thành các thủ tục pháp lý
  • Giải thích và tư vấn dựa trên quy định của pháp luật
  • Tham gia quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền với tư cách là Đại diện theo ủy quyền, Luật sư bảo vệ.

Những vụ việc tranh chấp hợp đồng thường ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan. Qua bài viết trên Luật L24H đã hướng dẫn quý khách cách để giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuẩn bị thủ tục, hồ sơ cần thiết liên quan để làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Để được luật sư giải đáp, sử dụng dịch vụ luật sư đất đai tranh tụng tại tòa án vui lòng gọi đến HOTLINE: 1900633716 để hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn

Scores: 4.8 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716